Những điều cần biết để không bao giờ bị bệnh trĩ

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Theo ước tính, cứ 4 người sẽ có 3 người mắc bệnh trĩ tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời.

Trĩ là bệnh lí tĩnh mạch xung quanh hậu môn hoặc phần dưới trực tràng (đoạn cuối của ruột nối với hậu môn) bị sưng trướng. Trĩ còn có tên gọi khác là cọc hoặc lòi dom, thường là hệ quả của chứng táo bón, nâng nhấc vật nặng, hoặc các hoạt động kéo căng cơ thể. Bệnh trĩ tuy gây đau đớn nhưng không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh và thường tự khỏi.

Mô tả ảnh.
Trĩ khiến bạn đau đớn như ngồi trên chậu xương rồng.

 

THỰC TRẠNG
Bệnh trĩ rất phổ biến. Cụ thể, theo ước tính của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, khoảng 75% người dân nước này mắc trĩ tại một thời điểm nào đó trongcuộc đời, thường ở độ tuổi 45-65. Khoảng một nửa người dân Hoa Kỳ mắc phải trĩ trước 50 tuổi. 10 triệu người, tương đương với 4% người lớn nước này bị trĩ tại mọi thời điểm lấy số liệu. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng rất hay bị bệnh trĩ.

 

NGUYÊN NHÂN VÀ NGUY CƠ

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh trĩ:

Táo bón mãn tính và tiêu chảy

Rặn nhiều khi đi ngoài

Ngồi bồn cầu trong thời gian dài

 

Nguy cơ gia tăng bệnh trĩ:

Thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống

Béo phì

Lão hóa: Khi chúng ta già, các mô liên kết ở trực ràng và hậu môn sẽ yếu đi.

Mang thai: Em bé trong bụng ngày càng phát triển và đè ép lên vùng bụng, khiến cho các tĩnh mạch xung quanh trực tràng và hậu môn bị phình đại.

 

CÁCH PHÒNG NGỪA

Như đã nói ở trên, táo bón là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh trĩ. Do đó, để phòng ngừa trĩ, cần phải phòng ngừa táo bón. Dưới đây là một số cách phòng ngừa táo bón:

Bổ sung chất xơ: Ăn nhiều rau, củ, quả, ngũ cốc và thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như các loại đậu sẽ giúp bạn đi ngoài dễ dàng hơn. Mỗi ngày bạn nên ăn đủ 25-38g chất xơ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung chất xơ bằng cách dùng các loại thực phẩm chức năng như Metamucil hay Citrucel.

Uống nhiều nước và các loại đồ uống khác: Bạn nên uống 8 ly nước mỗi ngày.

Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục đều đặn sẽ giúp bạn duy trì tần suất đi ngoài ổn định.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thử một số cách phòng trĩ sau:

Đừng cố rặn khi đi ngoài: Rặn nhiều khi đi ngoài sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch – nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ.

Đi vệ sinh ngay khi cảm thấy buồn: Nếu nhịn bạn sẽ càng gặp khó khăn trong việc tống phân ra khỏi cơ thể.

Tránh ngồi trong khoảng thời gian quá dài: Ngồi quá lâu, đặc biệt là khi đi vệ sinh, sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn.

 

BIẾN CHỨNG

Một số biến chứng hiếm hoi của bệnh trĩ bao gồm:

Thiếu máu: Mất máu quá nhiều do bị trĩ mãn tính có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, hoặc không đủ tế bào hồng cầu phân phát oxy đi khắp cơ thể. Thiếu máu làm cho bạn mệt mỏi và khó thở.

Trĩ sa nghẹt: Trong một số trường hợp hiếm hoi, chỗ sưng trướng có thể sẽ chặn nguồn cung cấp oxy cho búi trĩ đã xệ xuống hoặc lòi ra khỏi trực tràng.

Trĩ sa nghẹt khiến cho người bệnh rất đau đớn. Nếu không được điều trị kịp thời, các mô xung quanh hậu môn có thể bị hoại tử. Cần phải thực hiện phẫu thuật để chữa trị trĩ sa nghẹt.

Thói quen phổ biến khiến bạn bị bệnh trĩ không sớm thì muộn
Thói quen phổ biến khiến bạn bị bệnh trĩ không sớm thì muộn
(Sức khỏe) - (Phunutoday) - Có thể bạn không ngờ tới rằng những thói quen hết sức phổ biến dưới đây lại là nguyên nhân gây bệnh trĩ!
Cách phát hiện trĩ ở trẻ nhỏ
Cách phát hiện trĩ ở trẻ nhỏ
(Làm Mẹ) - Cách phát hiện trĩ ở trẻ nhỏ là thắc mắc được nhiều phụ huynh quan tâm. Hãy tìm lời giải đáp trong bài viết chi tiết dưới đây.
 
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn