Hoàng Thành Thăng Long lần đầu tiên tổ chức khai ấn

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Lần đầu tiên lễ tế khai Ấn, kiệu được rước lên điện Kính Thiên làm lễ được tổ chức tại Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội.

Lễ dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên liệt, các đức vua anh minh, các bậc hiền tài có công với nước đã được tổ chức vào ngày 16-2, tại sân điện Kính Thiên khu di tích Hoàng thành Thăng Long. 

Đồng chí Trần Đại Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cùng các đồng chí lãnh đạo ban Đảng trung ương, Ủy ban của Quốc hội; đồng chí Đào Đức Toàn – Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội… tham dự, dâng hương. 

Hoàng Thành Thăng Long lần đầu tiên tổ chức khai ấn
Nghi lễ trang trọng tưởng nhớ các vị Tiên liệt, các Đức vua anh minh, bậc hiền tài của đất nước... 

Chương trình bao gồm nhiều nghi lễ truyền thống như rước kiệu, dâng hương, tế lễ. Chương trình được bắt đầu bằng màn múa Rồng của các nghệ nhân làng Triều Khúc (Tân Triều, Thanh Trì) tái hiện truyền thống con Rồng cháu Tiên, với mong ước mưa thuận gió hòa, dân khang vật thịnh, quốc thái dân an, nêu cao tinh thần thượng võ và truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Tiếp đến là màn biểu diễn Trống hội Thăng Long của các nghệ nhân làng Yên Hòa (Cầu Giấy), thể hiện khí phách hào hùng của Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến. 

Hoàng Thành Thăng Long lần đầu tiên tổ chức khai ấn
 Đây cũng là lần đầu tiên tổ chức khai ấn tại Hoàng Thành Thăng Long

Lần đầu tiên, lễ khai ấn được tổ chức thí điểm tại Hà Nội. Để đảm bảo sự linh thiêng, các nghi thức do chủ tế và các vị chức sắc tiến hành riêng trong nền điện Kính Thiên. Ý nghĩa của lễ khai ấn xuất phát từ thời nhà Trần, sau khi đánh bại giặc Nguyên Mông, tại phủ Thiên Trường, vua Trần Thái Tông mở tiệc mừng công, phong tước cho quan quân có công đánh giặc, giữ yên bờ cõi. Sau này vào đầu xuân, các vua Trần đều tổ chức nghi lễ khai ấn với mục đích tế trời đất, tổ tiên, mở đầu cho một năm làm việc thuận lợi của bộ máy chính quyền.

Tiến sĩ Lưu Minh Trị, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội cho biết, chiếc ấn dùng hôm nay được làm từ lụa đỏ, mô phỏng ấn thời Trần tìm thấy trong một đợt khảo cổ. Ấn được đóng lên các lá ấn làm từ giấy dó và phát cho đại biểu dự lễ. "Dự kiến, hàng năm trung tâm sẽ tổ chức lễ khai xuân để tái hiện những hoạt động văn hóa trong ngày đầu năm của cung đình hoặc trong nhân dân dưới những hình thức khác nhau", tiến sĩ Trị nói.

Hoàng thành là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa nhưng đây là lần đầu tiên tổ chức dâng hương khai xuân quy mô lớn. Mục đích để cho nhân dân biết đến những nét văn hóa truyền thống tồn tại ở kinh thành Thăng Long - quốc đô của đất nước, nơi 52 đời vua trị vì qua các triều đại.

Bé gái 3 tuổi bị vợt cầu lông đâm xuyên não
Bé gái 3 tuổi bị vợt cầu lông đâm xuyên não
(Xã hội) - (Phunutoday) - Tai nạn đau lòng đã khiến một bé gái 3 tuổi ở Nghệ An ở trong tình trạng nguy kịch khi bé bị chiếc vợt cầu lông gãy đâm xuyên não 7cm.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn