"Giới trẻ Việt càng ngày càng lười lao động"
Ông Ito Junichi - một vị CEO Nhật mới đây đã khiến dư luận xôn xao khi đưa ra nhận xét về người Việt Nam.
Ông viết: "Tôi thấy người Việt Nam thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ như 20 năm trước nữa. Một điều có thể thấy là người Việt coi thường những người lao động chân tay".
Trong khi người Việt lâu nay vẫn được đánh giá là chăm chỉ, nay lại nhận được lời nhận xét này? Chúng ta nên nhìn nhận vấn đề như thế nào?
Theo TS Phạm Quý Hiệp, tính cần cù của người Việt vốn có truyền thống từ lâu đời và đã trở thành một nếp sống văn hóa được bạn bè năm châu thừa nhận.
Nhờ có tính cần cù và nhẫn nại mà người dân Việt Nam làm được rất nhiều việc chủ yếu dựa vào sức lao động. Những nhân chứng chân thật nhất cho phẩm chất yêu lao động của người Việt là thế hệ những người già. Ở nông thôn, không khó để người ta nhìn thấy hình ảnh những ông bà già đã 70 - 80 tuổi vẫn đi làm đồng, chăn trâu, quét sân, dọn nhà… Hay ngay cả ở thành phố, thì thế hệ những người đi trước vẫn tự mình lao động chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào gia đình, con cái... Họ vẫn cứ làm việc, làm như một thói quen, như các cụ vẫn đùa nhau: "Khổ quen rồi giờ sướng không chịu được". Với họ, bận rộn và được làm việc là niềm hạnh phúc.
Trên thực tế, dường như thực trạng thích kiếm tiền nhanh nhưng không thích làm việc chăm chỉ của người trẻ diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Phần lớn thanh niên không thực sự có bước chuẩn bị để làm việc chăm chỉ, thay vào đó họ đặt kì vọng lớn vào việc có tiền nhiều và thích lối sống hưởng thụ, hào nhoáng. Số phần trăm những sinh viên được lựa chọn để phỏng vấn chọn làm việc chăm chỉ đạt mức độ thấp nhất, chỉ 10%.
Dường như có một khoảng cách lớn giữa mong muốn được làm việc thật sự, cống hiến hết mình cho công việc, với mong muốn giàu có thật nhanh chóng. Hơn 60% học sinh, sinh viên Việt Nam chọn tích vào “Một công việc thu nhập cao”, và chỉ 30% lựa chọn “Một công việc phù hợp với bản thân”.
Xu hướng giỏi lý thuyết "mù" thực hành ngày càng tăng |
Trong một chương trình thời sự gần đây có đưa ra những con số so sánh về năng suất lao động giữa thợ Việt với thợ một số nước ở Đông Nam Á, theo đó, một thợ Singapore có năng suất bằng... 15 thợ Việt.
Còn theo Tổng cục thống kê, hiện nay năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/18 của Singapore, 1/6 của Malaysia, 1/3 của Thái Lan và Trung Quốc .
Một người Mỹ sang Việt Nam lần đầu theo một chương trình trao đổi văn hóa đã từng thắc mắc:
"Hình như ở Việt Nam tình trạng thất nghiệp cao lắm hả nên lúc nào tôi cũng thấy người ta đi đầy đường, trong giờ làm việc mà các quán cà phê lúc nào cũng đông?".
Thực tế, tại các công sở dễ bắt gặp cảnh lười nhác, nhất là khi sếp đi vắng. Những lúc đó, nếu trên màn hình máy tính không là các trò game online thì cũng là những phim tình cảm Hàn Quốc, là chít chát, lên Facebook tán gẫu với bạn bè. Công khai nữa thì "lượn", "đánh võng" ngoài đường phố rồi cà phê cà pháo…
Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?
"Theo tôi, việc người trẻ không tôn trọng những người lao động chân tay là khuyết điểm rất lớn của xã hội", ông Hiệp nói.
Còn ở xã hội Việt Nam hiện nay, giới trẻ được nuông chiều hết mực, chỉ việc ăn với học. Tất cả mọi việc chân tay đều được cha mẹ, người giúp việc làm hết. Thậm chí có em học sinh lớp 11 - 12 rồi mà còn không biết nhặt rau, giặt quần áo...
Hơn nữa, nền giáo dục Việt Nam cũng chưa thực sự tạo điều kiện cho những người giỏi kĩ năng chân tay.
Các trường nghề thường được đầu tư ít và danh tiếng cũng quá thấp để có thể thu hút người theo học, trừ khi trượt ở các trường đại học - nơi mặc định là đào tạo những người sau này làm thầy chứ không... làm thợ.
Lỗ Tấn có câu: “Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng”. Kinh thánh cũng có câu: “Không làm việc, không có niềm vui” hay “Thiên đàng mới là chốn nghỉ ngơi”. Quả thật, sự lười nhác đã khiến cho nhiều người Việt trở nên trì trệ, thiếu sáng tạo, hăng say trong làm việc. Thế cho nên tỷ lệ người Việt mà có thể ghi dấu trên thế giới bằng sự nỗ lực, chăm chỉ cá nhân như GS Ngô Bảo Châu là quá ít. Trong khi đó, theo cơ quan công an, tội phạm đang trẻ hóa phần nhiều do “nhàn cư vi bất thiện”.
Hai mẹ con người Việt bị sát hại ở Hàn Quốc (Xã hội) - (Phunutoday) - Lại thêm một vụ sát hại dã man xảy ra tại Hàn Quốc mà nạn nhân là 2 mẹ con người Việt Nam. Vụ việc được phát hiện vào khoảng 6h20 hôm qua (7/12). |