Sinh nở là quá trình tự nhiên, là bản năng bất cứ bà mẹ nào đều có. Tuy nhiên, trong quá khứ đã xảy ra không ít những tình huống trợ sinh lạc hậu, gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Trong khi đó cũng có một số thủ thuật được áp dụng đến tận ngày nay.
1. Gây tê, gây mê bằng thảo dược
Vào thế kỷ trước, việc sinh hay đỡ đẻ tại nhà khá phổ biến ở một số quốc gia. Việc tiêm thuốc giảm đau cũng phụ thuộc vào kỹ năng của những người hỗ trợ xung quanh, thậm chí họ còn sử dụng cả thảo dược để giúp mẹ bầu giảm đau khi vượt cạn. Chiết xuất từ cây thuốc phiện, cây kỳ nham hay cây gai dầu, rượu là những “thuốc giảm đau” tự nhiên được sử dụng nhiều.
Vào giữa thập niên 80, thủ thuật gây mê và gây tê được phép sử dụng trong sinh nở. Không lâu sau hai thủ thuật này được áp dụng rộng rãi mặc cho những tác dụng phụ không tốt cho trẻ sơ sinh như ảnh hưởng đến đường hô hấp, ảnh hưởng đến chức năng tim. Dụng cụ y khoa đỡ đẻ bằng forceps cũng xuất hiện vào thời điểm này và để lại sẹo trên người trẻ sơ sinh và cổ tử cung của mẹ.
2. Gây mê bằng morphine và scopolamine
Vào những năm 1900 của thế kỷ trước, thủ thuật gây mê bằng morphine và scopolamine được ưa chuộng và đánh giá cao sau các loại thuốc giảm đau thông thường. Morphine được cho là có tác dụng giảm đau, còn scopolamine sẽ gây mất trí nhớ. Vì vậy khi thức dậy, mẹ sẽ được nhìn thấy em bé của mình mà không nhớ gì về cơn vượt cạn khủng khiếp đã qua.
Thực tế, thủ thuật gây mê này không tốt chút nào với cả mẹ và em bé. Nó không có tác dụng giảm đau, thay vào đó nó xóa sạch bộ nhớ về quá trình vượt cạn. Sử dụng scopolamine để gây mê cũng khiến mẹ bầu khi đau đẻ có các triệu chứng như bị loạn thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh. Khi cơn co đến, các mẹ bầu sẽ la hét hoảng loạn, họ đau đớn tột cùng nhưng lại không hiểu tại sao mình bị như vậy. Thậm chí họ còn có xu hướng cấu xé, tự làm đau mình.
Morphine được cho là có tác dụng giảm đau, còn scopolamine sẽ gây mất trí nhớ. |
3. Lựa chọn tư thế nằm ngửa khi vượt cạn
Như đã nói ở trên, phụ nữ thế kỷ trước thường không được hưởng dịch vụ sinh đẻ ở bệnh viện, thay vào đó họ ở nhà nhờ bà mụ đỡ đẻ hoặc tự đỡ đẻ cho chính mình. Họ chọn những tư thế dễ chịu, thoải mái nhất. Họ hành động theo bản năng để giúp làm dịu cường độ của các cơn co thắt. Ở thời kỳ này, việc nằm ngửa khi sinh khá phổ biến dù tư thế này không thuận lợi chút nào cho em bé chào đời.
4. Lạm dụng thuốc gây mê chloroform
Thuốc gây mê chloroform được sử dụng trong thế kỷ trước. Thông thường khi sử dụng thuốc này, mẹ bầu sắp sinh vẫn có thể tự nằm xuống được. Tuy nhiên một số trường hợp bị lạm dụng loại thuốc gây mê này, khiến các mẹ bầu thậm chí không thể nhấc chân lên, gây khó khăn cho quá trình sinh em bé.
5. Thủ thuật trích máu bloodletting
Thủ thuật trích máu bloodletting nhằm ngăn ngừa và điều trị bệnh phổ biến và được sử dụng trong suốt 2000 năm. Trước khi sinh, mẹ bầu sẽ được trích máu để chống nhiễm trùng, co giật. Các bác sỹ thời đó cho rằng nguyên nhân sản phụ sốt cao là do bị nhiễm trùng và thủ thuật này là liệu pháp điều trị trong các trường hợp đó.
6. Thụt rửa hậu môn
Trước khi vào phòng chờ đẻ, các mẹ bầu thường được các y bác sỹ thụt rửa hậu môn. Thủ thuật này trở nên phổ biến từ thế kỷ trước khi các bác sỹ cho rằng sản phụ bị sốt do các chất bẩn trong quá trình sinh nở. Vì vậy vào những năm 1900, các mẹ bầu khi nhập viện được tiến hành thụt rửa ngay lập tức để phòng chống nhiễm trùng. Thậm chí ở một số bệnh viện, cứ mỗi 12 tiếng, sản phụ lại được thụt rửa một lần.
Ngày nay phương pháp này vẫn được áp dụng, tuy nhiên không phải vì lý do lo sợ sản phụ sẽ nhiễm trùng khi sinh nở, mà vì lý do vệ sinh.
7. Cạo lông vùng kín
Việc này cũng khá phổ biến, chủ yếu áp dụng cho những phụ nữ thuộc tầng lớp thấp nhằm ngăn ngừa khả năng viêm nhiễm. Vào những năm 1900, thủ thuật rạch tầng sinh môn cũng được sử dụng nhiều, vì vậy các bác sỹ thường yêu cầu vệ sinh sạch sẽ vùng bikini này.
8. Thụt rửa âm đạo và tắm gội toàn thân
Để ngăn ngừa bị nhiễm trùng cho cả mẹ và con, sản phụ thường được thụt rửa âm đạo bằng nước muối pha với rượu whiskey hay một số chất hóa học chuyên dụng. Không những thế họ còn được gội đầu sạch sẽ, vệ sinh vùng ngực và bụng. Ngày nay, thụt rửa âm đạo trước khi sinh đã không còn được áp dụng, do các nhà khoa học đã chứng minh được tầm quan trọng của những vi khuẩn có lợi của mẹ sẽ truyền sang cho con trong quá trình vượt cạn.
9. Rạch tầng sinh môn
Thủ thuật rạch tầng sinh môn được giới thiệu lần đầu vào năm 1792 trong một cuốn sách về y học của bác sỹ người Ai-len Fielding Ould. Trong cuốn sách, bác sỹ cho biết thủ thuật này chỉ được áp dụng trong những tình huống vượt cạn khó khăn, kéo dài, khi vùng da bên ngoài âm đạo của sản phụ không thể kéo giãn thêm được nữa.
Mãi đến năm 1920, thủ thuật này mới được biết đến rộng rãi và được ưa chuộng cho đến ngày nay. Tuy vậy, dù có lịch sử tồn tại hơn 100 năm, rạch tầng sinh môn vẫn chưa được chứng minh về tính hiệu quả đối với ca sinh nở.
10. Cắt nhau thai bằng tay
Vào những năm 1700, sản phụ tự cắt nhau thai vì sợ rằng sau khi bé chào đời, cổ tử cung sẽ đóng lại ngay lập tức, khiến nhau vẫn ở trong dạ con. Do vậy những sản phụ thời đó thường phải tự học thủ thuật này trước khi có ý định sinh nở.
"Thông điệp" bé yêu gửi mẹ sau mỗi cú đạp (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Cảm nhận được những cú đá của bé con trong bụng chắc chắn là một trải nghiệm đặc biệt và thú vị đối với mọi bà mẹ. |