Trứng là thực phẩm rẻ, phổ biến. Hầu như nhà nào cũng có sẵn chục trứng trong nhà để chế biến khi cần. Trứng là món ăn phù hợp với cả người già lẫn trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc sử dụng trứng không đúng cách đôi khi lại gây ra tạc dụng ngược.
Về giá trị dinh dưỡng thì trứng chứa một lượng lớn vitamin A, D, E, B1, B6, B12. Ngoài ra, nguồn canxi, mangiê, sắt và kẽm trong trứng rất nhiều.
Đặc biệt là hàm lượng protein trong trứng rất dồi dào và các loại axit rất cần thiết cho hệ miễn dịch. Riêng lòng trắng trứng còn có tác dụng chống lão hóa, tăng cường lực và độ dẻo dai cho cơ bắp.
Chất lecithin trong trứng có thể giúp tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của gan, hạn chế nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch do cholesterol gây ra.
Tuy nhiên, có một số thực phẩm nếu ăn cùng trứng không những làm giảm giá trị dinh dưỡng của những món ăn mà còn sinh ra bệnh tật, thậm chí ngộ độc.
Không ăn trứng kèm sữa
Hàm lượng chất lactose trong sữa chính là một thể trong hai loại đường galactose và glucose dimmer. Trong khi trứng lại có chứa rất nhiều chất protein, giúp phân giải các axit amin.
Khi ăn 2 thực phẩm này cùng với nhau sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ chất lactose. Hơn nữa, các chất dinh dưỡng khác lại khó được tiêu hóa. Vì vậy, nên hạn chế ăn 2 loại thực phẩm này với nhau.
Không ăn hồng sau khi ăn trứng
Hồng và trứng khi kết hợp với nhau có thể gây ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp tính với các dấu hiệu chủ yếu như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.
ThS. BS Lê Trịnh Thủy Tiên - Thành viên Hội Dinh dưỡng Lâm sàng Việt Nam cho biết, khi ăn hồng cùng với trứng, tannin trong hồng có thể kết nối trực tiếp với chất đạm trong trứng và các khoáng chất tạo thành các phân tử không tan, khó phân hủy, dễ gây viêm ruột. Khi đó cần ngay lập tức uống dung dịch nươc muối loãng, hoặc có thể sử dụng nước ép gừng tươi trộn với nước ấm.
Không uống nước chè sau khi ăn trứng
Axit tannic trong lá chè khi kết hợp với protein trong trứng sẽ tạo thành hợp chất protein axit tannic làm chậm hoạt động của nhu động ruột và kéo dài thời gian trữ phân trong ruột, đây chính là nguyên nhân gây táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.
Không vừa ăn trứng vừa ăn óc lợn
Nhiều người thích ăn món óc lợn tráng cùng trứng, nhưng khi dùng chung hai thực phẩm này sẽ làm tăng cholesterol trong máu. D vậy, không nên ăn nhiều món này, nhất là những người bị bệnh tăng huyết áp.
Thịt ngỗng, thịt thỏ không nên ăn cùng trứng
Trứng không nên ăn cùng thịt ngỗng và thịt thỏ. Bởi vì cả 2 loại thịt này có vị ngọt tính lạnh, trong khi protein trong trứng cũng tính lạnh, 2chất này khi kết hợp với nhau sẽ kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.
Không ăn trứng kèm cùng lúc với khoai tây
Khoai tây chứa các khoáng chất cản trở quá trình hấp thụ sắt và canxi từ trứng. Vì vậy, việc chế biến các món ăn chỉ dựa trên hai nguyên liệu này là vô cùng sai lầm. Kết hợp với nhau, những thực phẩm này được tiêu hóa kém, thậm chí có thể gây khó tiêu.
Không ăn trứng cùng lúc với cá
Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất avidin, một thành phần có trong trứng gà, có thể vô hiệu hóa vitamin B7 mà cá có dầu chứa một lượng lớn. Vì thế không phải lúc nào ăn trứng cùng lúc với cá cũng tốt.
Không ăn trứng kèm sữa đậu nành
Sữa đậu nành có chứa nhiều chất đạm thực vật, chất béo, vitamin, khoáng chất, carbohydrate… có tác dụng bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sữa đậu nành cũng chứa trypsin, đây là chất có thể ức chế hoạt động của con người, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ của protein trong cơ thể.
Khi ăn trứng cùng lúc với sữa đậu nành, protein trong trứng có thể được kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành, khiến cho quá trình phân hủy protein bị cản trở và làm giảm tỷ lệ hấp thụ của protein trong cơ thể.
Hơn nữa, trong sữa đậu nành có protidaza gây kiềm chế hàm lượng protein trong trứng gà, từ đó làm ảnh hưởng tiêu hóa.
Không ăn trứng cùng với đường trắng
Trứng là đường khi ăn cùng nhau sẽ làm cho protein axit amin fructose trong trứng gà kết hợp với lysine tạo ra một hợp chất mà cơ thể khó hấp thu, từ đó làm ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa.
Không ăn trứng cùng với tỏi
Khi tỏi được phi lên chiên xào hoặc trộn trong món ăn với trứng như trứng tráng, trứng chưng... sẽ dễ gây cháy xém, hình thành nên độc tố gây bệnh cho cơ thể.
Ngoài các thực phẩm tránh kết hợp cùng trứng kể trên, thì mọi người cũng không nên ăn trứng sống.
Theo BS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Khoa Dinh dưỡng tiết chế, Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh, trứng sống có thể chứa salmonella, khi ăn trứng bị nhiễm loại vi khuẩn này có thể gây tình trạng ngộ độc thực phẩm và một số triệu chứng dẫn đến sinh non ở mẹ bầu.
Hơn nữa, trong lòng trắng trứng sống còn có một chất gây cản trở cơ thể hấp thu biotin (vitamin H). Dưỡng chất này không thể thiếu trong quá trình sử dụng protein và bột đường, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể.
Trứng sống còn gây ra tình trạng mất ngủ, rụng tóc nếu ăn trong một thời gian dài. Ngoài ram, với người cao tuổi, người bệnh đái tháo đường, người bị suy giảm miễn dịch… nếu ăn trứng sống có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc. Do vậy cách tốt nhất là chế biến trứng chín để ăn an toàn và bổ dưỡng nhất.