Trung bình một người sử dụng khoảng 4 -5 lần nhà vệ sinh, cứ mỗi lần như vậy sẽ tiêu tốn khoảng 3 - 6 lít nước. Nhưng thực chất, lượng nước cần để xả hết chất thải trong bồn cầu chỉ cần khoảng 1/3 két mà thôi. Để tiết kiệm, tránh lãng phí nguồn nước, bạn có thể đổ đầy sỏi cho vào chai nhựa rỗng rồi cho vào két nước bồn cầu. Lưu ý, không đặt chai đá chạm vào bất kỳ bộ phận nào của bồn cầu. Mẹo này giúp két nước chứa ít nước hơn, đồng nghĩa với việc ít bị lãng phí nước hơn trong mỗi lần sử dụng bồn cầu.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng chai nhựa chứa khoảng 2/3 nước và một ít dung dịch vệ sinh bồn cầu rồi thả vào két bồn cầu, giúp bồn sạch sẽ, bớt mùi. Lưu ý, để làm cách này, bạn vẫn cần lau chùi bồn cầu trước đã, và nắp của chai nhựa này cần phải đục lỗ để tiết dung dịch ra, khử mùi.Khi không dội nước thì nước trong chai không bị rò rĩ quá nhiều, nhưng khi nhấn xả nước thì tác động lực từ dòng nước thì dung dịch tẩy rửa từ trong chai cũng từ từ ra theo. Nhờ cách này mà bồn cầu nhà bạn sẽ không còn “bốc mùi” nữa trong một khoảng thời gian dài mà không cần phải tốn công dọn dẹp.
Một số nơi còn cho đá lạnh vào bồn cầu để khử mùi hôi, khai trong nhà vệ sinh. Bằng cách đổ thật đầy đá lạnh và đợi cho số lượng đá này tan hết sẽ nhấn nút xả.Khi đổ đầy đá vào bồn cầu, lúc đi tiểu, đá sẽ làm lạnh phần nước tiểu đó và đánh bay mùi khó chịu. Khi đá tan dần, nước lạnh sẽ làm loãng dung dịch amoniac rồi từ từ rút xuống cống.Hơn nữa, vi khuẩn sống sót và lan truyền ở nhiệt độ ấm nhưng khó duy trì ở nhiệt độ lạnh. Do đó, đá lạnh sẽ giúp chống vi khuẩn phát triển, khử mùi, ngăn ngừa chất cặn bã không bám vào thành cầu, từ đó giúp việc lau dọn trở nên nhẹ nhàng hơn.
Chưa hết, một ưu điểm nữa của việc đổ đá vào bồn cầu đó là giúp thông tắc. Cụ thể, khi bạn đổ đá viên xuống bồn cầu và giật nước mạnh, đá sẽ bị cuốn trôi, đồng thời tạo ra một áp lực mạnh đẩy xuống bên dưới. Nếu gặp phần tắc nghẽn sẽ giúp thông luôn phần tắc ấy.