Với bản năng của một người mẹ, chắc chắn mẹ sẽ luôn nhận ra những thay đổi bất thường của bé và biết cách xử lý nhanh chóng.
Xuất hiện nốt phát ban hình tròn
Mẹ cần lưu tâm khi trên người bé xuất hiện những nốt phát ban hình tròn hoặc có những chấm nhỏ bên trong, khi ấn vào không mất đi hoặc bị thâm khác thường. Những triệu chứng này liên quan đến bệnh Lyme, rối loạn máu hoặc do cơ thể bị kích ứng với vật gì đó.
Nốt ruồi không bình thường
Những nốt ruồi mới mọc hoặc thay đổi hình dạng, sắc thái có thể là dấu hiệu báo động các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư da. Trẻ sơ sinh có nốt ruồi càng cần được chú ý, vì chúng thường có xu hướng phát triển thành các nốt ruồi ác tính. Mẹ nên hàng ngày kiểm tra xem bé có mọc nốt ruồi nào không, nếu có cần đưa bé đến gặp bác sỹ để khám và kiểm tra.
Sốt cao
Khi trẻ sốt cao mẹ cần cho bé mặc đồ thoáng mát, tránh ủ ấm bé |
Trẻ sốt cao cần được đặc biệt chú ý, đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi là 38°C; 38,3°C đối với trẻ từ 3-6 tháng tuổi và 39°C đối với trẻ từ 6 tháng – 2 tuổi. Khi trẻ sốt cao mẹ cần cho bé mặc đồ thoáng mát, tránh ủ ấm bé, đắp khăn ấm lên vùng cổ, nách, trán kết hợp uống thuốc hạ sốt để tránh nguy cơ bé bị co giật.
Sốt kéo dài
Khi trẻ sốt kéo dài không khỏi dù đã uống thuốc hạ sốt cũng là một dấu hiệu nguy hiểm mẹ không được phép bỏ qua, đặc biệt khi bé sốt kéo dài quá 5 ngày.
Nếu bé được uống thuốc hạ sốt nhưng không có dấu hiệu hạ sốt trong vòng bốn đến sáu giờ, hãy đưa bé đến bệnh viện khám. Bé không thể hạ sốt nhiều khả năng do bị nhiễm khuẩn quá nặng khiến cơ thể không đủ khả năng chống chọi lại. Đến bệnh viện bé sẽ được bác sỹ khám nhằm tìm ra nguyên nhân và đưa ra cách chữa trị phù hợp. Thông thường sốt virus hoặc sốt do cảm lạnh thường hết sau 5 ngày.
Sốt kèm đau đầu
Nếu bé sốt kèm đau đầu hoặc phát ban khắp người, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện vì đây có thể là triệu chứng mắc viêm màng não – căn bệnh nguy hiểm và hay gặp ở trẻ nhỏ.
Những cơn đau nhói ở dạ dày
Nếu bé bị đau nhói ở bụng dưới bên phải, hãy yêu cầu bé nhảy từ trên cao xuống. Nếu bé nhăn nhó vì quá đau, có nhiều khả năng bé bị viêm ruột thừa. Dấu hiệu đau ruột thừa đôi khi cũng là đau ở rốn rồi từ từ lan ra bên phải. Nếu bị viêm ruột thừa, bé sẽ sốt, nôn, đau bụng kèm tiêu chảy. Một số trường hợp bé bị viêm ruột thừa biểu hiện lần lượt các dấu hiệu bao gồm tiêu chảy, đau bụng, nôn, đau bụng sau đó mới sốt.
Nếu bé nhăn nhó vì quá đau, có nhiều khả năng bé bị viêm ruột thừa. |
Đối với những bé dưới 4 tuổi bị đau bụng có khả năng do bị lồng ruột. Khi đó, cơn đau sẽ xuất hiện cứ mỗi 20-60 phút, có thể kèm theo nôn mửa, sốt, phân có máu.
Đau đầu kèm nôn mửa
Nếu bé hay bị đau đầu vào sáng sớm và sau đó bị nôn mửa, đây có thể là dấu hiệu đau nửa đầu. Tốt hơn hết mẹ nên cho bé đi khám để được yên tâm.
Giảm số lần tiểu tiện
Các dấu hiệu như khô mồm, khô môi, giảm số lần tiểu tiện, thóp phẳng, da khô, véo vào da mà da chậm trở lại trạng thái bình thường hoặc nôn và tiêu chảy đều là các dấu hiệu liên quan đến mất nước và cần phải điều trị kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng bé.
Môi xanh hoặc môi đổi màu
Khi môi bé bị xanh hoặc vùng xung quanh mồm đổi màu, thở khò khè, mẹ cần chú ý. Đây có thể là dấu hiệu bé bị mắc dị vật, dị ứng hoặc bị hen suyễn.
Mặt sưng
Môi, lưỡi, mắt bị sưng phồng kết hợp có thể do bé bị phản ứng với chất lạ. Cần cho bé đi khám ngay để loại trừ những nguy cơ rủi ro.
Nôn sau khi bị rơi
Bé dưới 6 tháng tuổi bị rơi sau đó nôn hoặc có những thay đổi về thần kinh, mất ý thức, trường hợp này mẹ cần đưa bé đi bệnh viện gấp.
Chảy máu không cầm
Khi bé bị chảy máu liên tục vài phút mà không cầm được, mẹ cần phải đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.
Khó thở, khò khè
Nếu con bạn khó thở, khò khè, bỏ ăn, nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay bởi đây có thể là dấu hiệu chỉ điểm bệnh về hô hấp như hen suyễn hay nhiễm virus viêm phổi.
Riêng bệnh hen suyễn, còn có các triệu chứng như: Xuất hiện màu xanh xung quanh miệng trẻ, môi hoặc móng tay; màu da tái nhợt hoặc xám đi, mũi sưng phồng lên.
Thiếu nước
Nếu bỉm của bé không ướt, bạn cần nghĩ đến khả năng bé bị thiếu nước.
Với bé dưới 6 ngày tuổi, số tã ướt phải tỷ lệ thuận với số ngày tuổi của bé: 1 tã/ngày cho bé 1 ngày tuổi, 2 tã/ngày cho bé 2 ngày tuổi… đó là lượng tã ít nhất cần thay.
Các dấu hiệu cho thấy tình trạng mất nước trầm trọng có thể là khô miệng, mắt trũng và thậm chí hôn mê.
Cho bé sơ sinh uống nước - sai là hại con (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Khác với người lớn, trẻ sơ sinh chỉ cần bú sữa mẹ. Còn trong giai đoạn trẻ ăn bột, việc uống nước cũng cần chú ý. |