2 loại thớt gây tổn thương gan thận hàng đầu: Nhà nào đang dùng nhớ vứt càng sớm càng tốt

10:33, Thứ tư 17/08/2022

( PHUNUTODAY ) - Có 2 loại thớt dưới đây đã được các chuyên gia cảnh báo về nguy hại với sức khỏe, nhà nào đang dùng thì nên thận trọng.

2 loại thớt dễ gây tổn thương gan, thận

1. Thớt gỗ dùng hơn 1 năm chưa thay, bề mặt thớt có dấu hiệu nấm mốc

Nhiều người sử dụng thớt gỗ vì thời gian sử dụng được lâu dài nhưng nếu dùng thớt qua lâu mà không thay mới, là sai lầm.

thot1

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Thực phẩm trường Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, trên mặt thớt là một hỗn hợp các loại thực phẩm li ti bám vào trong quá trình băm, chặt thức ăn. Nếu như thớt không được vệ sinh sạch sẽ, các mảnh vụn này sẽ biến đổi thành các loại vi khuẩn nguy hiểm như Salmonella gây viêm dạ dày, viêm ruột, sốt thương hàn; E.coli gây tiêu chảy...

Ngoài ra nếu thớt gỗ được để ở nơi ẩm ướt, kém vệ sinh sẽ dễ hình thành nấm mốc, sản sinh ra độc tố aflatoxin - loại chất độc đã được WHO xếp vào các chất gây u.n..g t.h.ư nhóm 1 và làm ảnh hưởng đến sức khỏe gan, thận. Đặc biệt việc đun sôi lau rau rửa bình thường không thể làm sạch aflatoxin.

Để phòng ngừa nguy cơ mắc b.ệ.n.h, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo các gia đình không nên dùng thớt quá lâu, 6 tháng đến 1 năm nên thay thớt một lần. Không nên dùng chung một chiếc thớt để vừa thái đồ sống, vừa thái đồ chín kẻo gây nhiễm khuẩn, dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm, bệnh về đường tiêu hóa...

2. Thớt nhựa kém chất lượng

thot2

Nhiều chợ bán các loại thớt nhựa kém chất lượng với giá rất rẻ. Thớt nhựa nhiều mẫu mã, nhẹ, tuy nhiên, nhược điểm của thớt nhựa là không chịu được nhiệt độ cao, dễ biến dạng; khi cắt dễ tạo thành vết nứt; không dễ làm sạch và xử lý dầu mỡ... Một số loại thớt có chứa chất hóa dẻo như chì và cadmium, thậm chí có thể gây ung thư khi sử dụng lâu dài.

Nghiên cứu của Đại học Michigan và một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Đại học Wisconsin (Mỹ), thớt nhựa là loại thớt tồi tệ nhất mà các gia đình không nên dùng, những vết cắt nhỏ, nứt nhỏ trên bề mặt nhựa chính là môi trường để vi khuẩn phát triển nhanh chóng.

Theo Tân Hoa Xã, sử dụng thớt nhựa không phải là lựa chọn được khuyến khích. Nhưng nếu bạn muốn dùng, hãy cố gắng tìm mua thớt nhựa ở những thương hiệu uy tín, thớt được làm bằng chất liệu tốt, chịu được nhiệt. Trong quá trình sử dụng, các gia đình cần tránh để thớt nhựa tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, không dùng để cắt thức ăn quá nóng, tránh rửa bằng nước nóng và sử dụng lượng chất tẩy rửa thích hợp cho thớt.

Dù sử dụng thớt bằng chất liệu nhựa hay gỗ, các chuyên gia vẫn khuyên nên dùng thớt thái đồ sống và chín riêng biệt. Thay thớt sau khi sử dụng từ 6 tháng đến 1 năm. Sau mỗi lần dùng thớt, dùng bàn chải cứng và nước sạch để rửa sạch bụi bẩn và vụn thức ăn. Nếu có mùi tanh, bạn có thể rửa sạch thớt bằng nước vo gạo có pha muối, sau đó rửa lại bằng nước ấm.

Ngoài ra, dưới đây là 7 lỗi bạn thường mắc phải khi sử dụng, vệ sinh thớt và cách khắc phục:

Dùng thớt thủy tinh

Đúng là thớt thủy tinh có khả năng chống bẩn và mùi hôi nhưng bề mặt cứng của thớt làm dao nhanh bị cùn. Không những thế, bề mặt thớt trơn nhẵn khiến dao dễ bị trượt rất dễ làm bạn bị thương. Bạn có thể chuyển sang dùng thớt gỗ hoặc nhựa.

Nhiều nghiên cứu cho rằng thớt gỗ ít có khả năng chứa vi khuẩn hơn nhưng thớt nhựa vẫn được coi là an toàn vì dễ dàng rửa sạch hơn.

Bạn đang dùng thớt quá nhỏ

Bạn tiết kiệm không gian nhà bếp và dễ dàng lau chùi hơn khi sử dụng thớt có kích thước nhỏ. Tuy nhiên, do diện tích bề mặt thớt nhỏ nên thực phẩm có thể bị rơi ra ngoài khi chế biến tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào thức ăn.

Ngoài ra, việc dùng dao trở nên khó khăn hơn và bạn rất dễ bị đứt tay. Vì sự an toàn của bản thân, bạn nên sử dụng một chiếc thớt phù hợp, không quá nhỏ và tiện cho việc sử dụng.

Không dùng thớt riêng để sơ chế thịt sống

Thịt sống, thịt gia cầm và cá có thể chứa vi khuẩn Ecoli và Salmonella – những vi khuẩn này gây bệnh tiêu chảy, bệnh đường ruột…

Nếu bạn chỉ dùng một chiếc thớt vừa để chế biến thịt sống, vừa thái rau củ hay trái cây làm nước ép thì sẽ có nhiều khả năng lây nhiễm các vi khuẩn trên. Do đó bạn nên dùng riêng 2 loại thớt với 2 màu khác nhau để dễ phân biệt. Sau khi dùng cần rửa sạch với xà phòng và nước ấm.

Không dùng thớt riêng cho người bị dị ứng thực phẩm

Lây nhiễm chéo là điều khó tránh khỏi khi dùng chung các loại thớt, đó cũng là lý do tại sao nên dùng thớt riêng cho những người bị dị ứng thực phẩm. Ngay cả khi bề mặt thớt trông rất sạch sẽ thì trên thớt vẫn còn chứa những chất có thể gây dị ứng.

Do đó nếu dùng chung thớt để chế biến thực phẩm cho người bị dị ứng thì bạn nên rửa sạch và khử trùng thường xuyên (theo chuyên gia về an toàn thực phẩm tại Đại học bang Carolina, Mỹ, bạn nên dùng các chất khử trùng chứa clo đối với thớt nhựa và chất khử trùng chứa Amoni bậc 4 với thớt gỗ).

Bạn để thớt gỗ trong máy rửa chén quá lâu

Nếu bạn đang sử dụng máy rửa chén, bạn có thể cho thớt nhựa vào máy nhưng với thớt gỗ thì không. Nhiệt độ cao có thể làm thớt gỗ bị cong vênh và nứt do đó bạn nên rửa bằng tay với xà phòng cũ và nước ấm (Tránh ngâm thớt gỗ trong nước quá lâu). Bạn có thể rửa thớt bằng baking soda cùng một nửa quá chanh nếu thớt quá bẩn hoặc có mùi hôi.

Bạn để thớt luôn ẩm ướt

Bề mặt ẩm ướt là môi trường tốt để vi khuẩn phát triển. Thay vì đặt ngay thớt vừa rửa lên giá, hãy làm cho nó khô hoàn toàn trước đã. Như vậy sẽ giảm đáng kể cơ hội sinh sôi của các mầm bệnh.

Bạn không tráng dầu cho thớt gỗ

Theo thời gian, rửa bằng xà phòng và nước có thể khiến thớt gỗ bị khô nứt. Bạn nên tráng lên bề mặt thớt một lớp dầu thực phẩm hoặc dầu ô liu một hoặc hai lần một tuần hoặc thậm chí trong một tháng để giúp kéo dài tuổi thọ của thớt.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Vũ Ngọc