3 cách chế biến rau ngải cứu giúp trị bệnh, khắc phục đau đầu, trị bệnh xương khớp

( PHUNUTODAY ) - Rau ngải cứu là rau rẻ tiền phổ biến lại là vị thuốc hiệu quả dùng được thường xuyên.

Ngải cứu được bán phổ biến tại các hàng rau. Loại rau này trước đây thường được trồng ở góc vườn để phát triển quanh năm không cần chăm bón. Ngải cứu có nhiều công dụng với sức khỏe. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm nên được chế biến thành nhiều món ngon, có tác dụng như bài thuốc chữa bệnh trong Đông y.

Trong ngải cứu chứa chất tanin có tác dụng chống phù nề, mineol chống quá trình xơ hóa, làm giảm đau, thyon có tác dụng kích thích gân cơ, dây chằng giúp phục hồi cử động tốt cho xương khớp. Rau ngải cứu cũng chứa nhiều hoạt chất như cineol, dehydro matricaria este, tricosanol, tetradecatrilin hỗ trợ xoa dịu cơn đau thần kinh, lưu thông máu não giúp giảm đau đầu hiệu quả. Bởi vậy ngải cứu có nhiều công dụng sức khỏe và cũng là loại thức ăn thường xuyên dùng được trong đời sống hàng ngày. 

Rau ngải cứu nhiều công dụng

Rau ngải cứu nhiều công dụng

Rau ngải cứu cũng là một loại rau thường gặp ở các hàng bánh mì, nhà hàng với món trứng rán ngải cứu ăn kèm bánh mì, chấm muối quất, rau ngải cứu nấu với thịt gà, ngải cứu ăn lẩu...

Những món ăn dưới đây rất dễ ăn lại ngon miệng, lại nhiều công dụng với sức khỏe:

Trứng rán ngải cứu

Vị đắng của ngải cứu giúp khử mùi tanh của trứng.  Món ăn này đơn giản lại hợp khẩu vị nhiều người, có tác dụng chữa đau đầu, xương khớp, đau bụng phụ nữ vào chu kỳ hàng tháng.

Cách làm: Rau ngải cứu thái nhỏ hoặc rã dập, đánh trứng và cho thêm chút gia vị vào ngải cứu, đánh đều. Sau đó đặt lá chuối tươi vào chảo rồi đổ hỗn hợp trứng ngải cứu lên. Bạn đun lửa vừa cho trứng ngải cứu chín, xém lá chuối là ăn được. 

trung-duc-ngai-cuu-ngon

Ngải cứu hầm: Trứng vịt lộn hầm ngải cứu

Trứng vịt lộn giàu dinh dưỡng và ngải cứu lại thơm nên nấu cùng nhau tạo ra một món ăn ngọt, thơm, không bị tanh. Nhưng lưu ý nên ăn món này buổi sáng, tránh ăn tối muộn, không nên ăn quá thường xuyên vì trứng lộn giàu đạm và cholesterol. 

Cách làm:

- Rau ngải cứu nhặt lấy lá bánh tẻ và lá non, bỏ phần cọng cứng, lá già rồi rửa sạch, để ráo nước.

- Trứng vịt lộn chọn quả trứng còn non, nhẹ nhàng cọ rửa sạch vỏ bên ngoài.

- Cho trứng và rau ngải cứu vào hầm lửa vừa. Sau 10 phút khi trứng chín thì đập nhẹ để vỏ hơi nứt ngấm các chất từ ngải cứu để thêm phần bổ dưỡng.

- Món này nên ăn nóng, có thể kèm chút gừng thái sợi để tăng vị ấm nóng. Không ăn nguội vì món ăn dễ bị tanh.

Canh ngải cứu có thể nấu tương tự không dùng trứng vịt lộn mà dùng chim câu, gà, tim lợn, cá diếc.

Món canh ngải cứu giúp ấm người và tăng lưu thông máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi và đau đầu hiệu quả.

ngai-cuu-ham

Canh rau ngải cứu

Bạn cũng có thể dùng ngải cứu làm rau để nấu ra một bát canh ngải cứu ăn ngăm ngăm đắng, ngọt hậu ấm bụng. 

Cách làm:

- Rau ngải cứu nhặt lấy phần lá non, lá bánh tẻ rồi rửa sạch, vẩy ráo nước, cắt rối hoặc để nguyên tùy chọn.

- Thịt nạc băm nhỏ ướp với chút mắm, muối, hạt nêm cho thấm vị. Có thể dùng tôm bóc nõn.

- Phi thơm hành, trút thịt nạc vào xào săn, căn lượng nước vừa đủ bát canh rồi cho vào. Khi nước sôi, cho rau ngải cứu vào, nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi múc ra ăn nóng.

- Món này không chỉ giúp an thần, giảm triệu chứng đau đầu mà còn chữa các bệnh của phụ nữ như kinh nguyệt không đều, đau bụng khi tới chu kỳ...

Ngải cứu còn có thể nấu lấy nước uống hoặc tắm gội. Ngải cứu rang với muối biển để đắp chườm chỗ đau nhức, xông hơi.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link