3 dấu hiệu trên bàn tay cho thấy đường huyết cao vượt mức, ăn ngay 4 loại quả này để hạ thật nhanh

( PHUNUTODAY ) - Đường huyết tăng cao gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Nếu nhận thấy bàn tay có những dấu hiệu này, hãy cảnh giác vì có thể đường huyết đang tăng vọt.

3 dấu hiệu đường huyết tăng cao xuất hiện trên bàn tay

Nổi mẩn đỏ ở mu bàn tay

Nổi mẩn đỏ ở tay là tình trạng phổ biến, thường xuất hiện khi vùng da tay tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, dị ứng hoặc do côn trùng đốt. Nếu là nguyên nhân này thì các vết nổi mẩn sẽ nhanh lặn đi sau vài tiếng,

Tuy nhiên, thường xuyên nổi mẩn đỏ ở mu bàn tay cũng là “tín hiệu” cảnh báo tình trạng mất kiểm soát lượng đường trong máu.

Bởi, người có lượng đường trong máu cao thường có chức năng lưu thông máu suy giảm, do đó vùng tay, chân, miệng dễ bị nổi mẩn đỏ, sưng tấy. Vậy nên, nếu bạn thấy cánh tay của mình lúc nào cũng ửng đỏ thì hãy nhanh chóng kiểm tra lượng đường trong máu.

6

Tê bì ngón tay

Tê ngón tay là vấn đề mà nhiều người gặp phải, nhất là người trung niên và cao tuổi. Ban đầu, người bệnh thấy tê ở đầu các ngón tay, giống như đang bị kiến bò lên hoặc có những kim đâm trực tiếp vào tay. Sau đó, cảm giác tê này lan xuống bàn tay hoặc thậm chí cả cánh tay.

Nếu cơ thể tương đối khỏe mạnh thì ngón tay không dễ bị tê, trừ khi đứng, ngồi, nằm sai tư thế. Tuy nhiên, khi lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao sẽ hình thành cảm giác tê, ngứa ran ở các ngón tay. Khi tình trạng này kéo dài, bạn không nên xem thường.

Nổi mụn rộp trên tay

Tình trạng nổi mụn rộp ở tay có thể xảy ra ở những người có làn da nhạy cảm, khi tác động tay vào mụn rộp thì chúng sẽ vỡ ra, gây rát, lan rộng hoặc có thể gây viêm.

Ngược lại, ở người có đường huyết cao, mụn rộp nổi trên tay nhưng không gây đau hay ngứa. Nguyên nhân hình thành là do lượng đường trong máu dư thừa hoặc do nhiễm nấm candida albicans. Do đó, nếu thấy tình trạng nổi mụn rộp trên da bất thường thì hãy đi kiểm tra lại tình trạng đường huyết của mình nhé!.

4 loại quả giúp hạ đường huyết nhanh nhất

Kiwi

Quả kiwi có hàm lượng đường và chất béo thấp, là loại thực phẩm giàu chất xơ, có tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường. Thêm vào đó, chất inositol dồi dào trong trái kiwi có thể điều chỉnh sự chuyển hóa đường, do đó làm giảm lượng đường trong máu.

Quả bưởi

Bưởi rất giàu crom, có thành phần tương tự như tác dụng hạ đường huyết của insulin, có thể điều chỉnh lượng đường trong máu và hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.

9

Quả cam

Cam ít đường, giàu vitamin C, axit xitric, pectin, rutin và các chất khác có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

Quả táo

Chất pectin và chất xơ hòa tan trong táo có thể làm giảm lượng đường trong máu, điều chỉnh lượng đường trong máu và duy trì sự ổn định của đường huyết. Ngoài ra, thường xuyên ăn táo có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đồng thời giúp ngăn ngừa táo bón.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link