3 loại thực phẩm mọc mầm dinh dưỡng tăng gấp bội, tốt hơn vạn thuốc bổ

21:25, Thứ ba 18/02/2025

( PHUNUTODAY ) - Khi mọc mầm, lượng dinh dưỡng trong các loại hạt, rau ngủ này tăng lên rất nhiều, mang lại lợi ích cho sức khỏe

Hạt đậu nành, đậu xanh mọc mầm

Đậu nành, đậu xanh mọc mầm là món ăn quen thuộc đối với nhiều người. Quá trình mọc mầm làm giá trị dinh dưỡng của các loại hạt này. 100 gram đậu chưa nảy mầm có thể cung cấp 0,35g axit amin tự do. Lượng axit amin tự do tăng lên 0,5g sau 1 ngày mọc mầm và đạt 1,5g vào ngày thứ 5.

Ngoài ra, lượng protein thực vật trong mầm đậu cũng tăng lên đang kể, một số protein khó hấp thụ được giảm đi. Lượng vitamin C và vitamin E trong đậu mọc mầm có sự gia tăng đáng kể.

Mầm đậu nành có chứa isoflavon tốt cho nội tiết nữ và riboflavin có tác dụng chống lão hóa, chống viêm.

Một số thực phẩm mọc mầm như đậu nành, gạo lứt có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe.

Một số thực phẩm mọc mầm như đậu nành, gạo lứt có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe.

Gạo lứt mọc mầm

Nhiều người đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng của gạo lứt nhưng không phải ai cũng biết gạo lứt mọc mầm còn có giá trị dinh dưỡng cao hơn. Khi mọc mầm, các enzyme như amylase, protease và oxidoreductase được kích hoạt làm tăng dinh dưỡng cho gạo lứt. Các chất trong gạo lứt mọc mầm trở nên dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ hơn.

Mầm gạo lứt chứa nhiều loại vitamin như A, B, E, niacin và axit pantothenic cùng các khoáng chất như canxi, magie. Các chất này được cơ thể hấp thụ tốt hơn nhờ phytase phân hủy axit phytic.

Tỏi mọc mầm

Tỏi mọc mầm có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với tỏi thường. Nó hoàn toàn không có độc nên có thể sử dụng thoải mái trong nấu nướng.

Mầm tỏi có lượng chất chống oxy hóa dồi dào giúp chống lão hóa và ngăn ngừa bệnh tật. Ngoài ra, mầm tỏi còn chứa nhiều chất xơ, vitamin A, vitamin C, carotene mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sử dụng mầm tỏi giúp tăng cường khả năng khử trùng, kháng viêm trong cơ thể. Bạn chỉ cần lưu ý rằng tỏi mọc mầm nhưng không bị đổi mọc không bị mốc là được.

Ngoài ra, không phải thực phẩm nào mọc mầm cũng có thể sử dụng được. Chẳng hạn như khoai tây, gừng, sắn... mọc mầm đều không phải là thực phẩm bạn nên tiếp tục sử dụng. Ngoài ra, các thực phẩm có dấu hiệu mốc, hỏng cũng tuyệt đối không được dùng trong nấu nướng.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền