Từ 8 đến 9h
Vào thời điểm này, cortisol - một loại hormone tạo ra sự căng thẳng cho cơ thể sẽ đạt đỉnh điểm. Điều đó có nghĩa là bạn đã sẵn trong người một lượng "chất kích thích tự nhiên". Nếu uống cà phê vào khoảng 8-9h sáng, mức độ căng thẳng của bạn sẽ tăng lên. Caffeine trong cà phê làm tăng nồng độ cortisol, kết hợp với lượng cortisol tự nhiên sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng, bồn chồn hơn.
Từ 12h đến 13h
Đây cũng là thời điểm hormone cortisol tăng. Do đó, bạn nên hạn chế uống cà phê vào giờ này. Thay vào đó, hãy dành cho mình một giấc ngủ trưa ngắn để bắt đầu giờ làm việc buổi chiều hiệu quả hơn.
Buổi tối
Uống cà phê buổi tối, đặc biệt là trước giờ đi ngủ sẽ làm xáo trộn đồng hồ sinh học và khiến bạn trằn trọc vào ban đêm. Một ly cà phê trước giờ ngủ khoảng 3 tiếng có khả năng làm đồng hồ sinh học cơ thể lùi lại vào 1 giờ so với bình thường.
Duy trì thói quen uống cà phê vào buổi tối sẽ là làm gián đoạn các chu kỳ giấc ngủ. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc tim mạch hoặc các bệnh thoái hóa thần kinh như mất trí nhớ Alzheimer.
Nên uống cà phê vào lúc nào?
Có hai thời điểm tuyệt vời để bạn uống cà phê đó chính là 9h30-11h30 và 13h30-17h. Uống cà phê vào lúc này sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn, tăng khả năng sáng tạo, giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, dù yêu thích cà phê đến đâu, bạn cũng chỉ nên uống 1-2 ly/ngày, tối đa không quá 4 ly/ngày (lượng caffein là khoảng 150-250mg). Uống nhiều hơn 4 ly sẽ khiến cơ thể phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe. Theo nghiên cứu, nếu uống 8-12 ly cà phê một ngày (tương đương với việc nạp hơn 1g caffein vào cơ thể), bạn có thể gặp phải tình trạng ngộ độc với những biểu hiện như hồi hộp, nôn mửa, ngất xỉu. Uống hơn 10g caffein/ngày có thể dẫn tới tử vong.
Do vậy, bạn nên kiểm soát lượng cà phê uống trong ngày. Có thể thay thế cà phê bằng các loại đồ uống khác tốt cho sức khỏe như nước lọc, nước ép hoa quả sữa...