Cây trồng trong nhà là giải pháp đơn giản giúp không gian sống xanh, tràn đầy năng lượng. Theo nhiều nghiên cứu, màu xanh của cây cối còn giúp tăng sự tập trung và tạo hormone dễ chịu cho người nhìn. Dưới đây là loại cây nhà nào cũng nên trồng trong, vừa trấn trạch, vừa gọi tài lộc và đặc biết rất dễ chăm sóc.
Nên chọn cây như thế nào để trồng trong nhà?
Để có thể sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh, cây cối cần ít nhất 4 yếu tố: đất, không khí, ánh sáng và nước.
Tiếc rằng khi trồng trong nhà, cây cảnh không có nhiều điều kiện để tắm nắng. Bản thân người trẻ bận rộn cũng ít có thời gian dành cho việc chăm chút hàng ngày. Do vậy, khi lựa chọn cây trồng trong nhà, dòng cây cần đảm bảo những yếu tố sau:
+ Cần rất ít ánh sáng
+ Cần ít nước
+ Dễ sinh trưởng, không cần chăm bón
+ Kích thước nhỏ, không vươn tán rộng
+ Không thải khí CO2 ban đêm (đối với cây trong phòng ngủ)
Sau đây là những loại cây có vẻ ngoài đẹp, nhỏ nhắn và rất dễ chăm sóc; thường được ưu tiên sử dụng làm cây trồng trong nhà.
Cây lưỡi hổ
Với tên gọi khác cây lưỡi hổ còn được gọi là cây lưỡi cọp và vĩ hổ, tên khoa học của nó Sansevieria trifasciata, thuộc họ Măng tây, có chiều cao từ 50 đến 60cm. Thân hình cây dạng dẹt, mọng nước, nhìn hơi sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân lại rất mềm, không làm đứt tay khi ta chạm vào. Trên thân cây có 2 màu lá xanh và vàng dọc từ gốc đến ngọn. Cây lưỡi hổ khi ra hoa nở thành từng cụm với nhau, mọc từ phần gốc lên và có quả hình tròn.
Đứng đầu trong danh sách cây nên trồng trong nhà là dòng cây lưỡi hổ. Trái ngược với đa số cây xanh trên thế giới, cây lưỡi hổ hấp thụ khí CO2 và thải O2 vào ban đêm. Điều này giúp nó trở thành loại cây cực kỳ thích hợp cho phòng ngủ. Không ngạc nhiên khi đây là cây trồng trong nhà được dùng nhiều nhất hiện nay.
Cây trầu bà
Trầu bà là một trong các loại cây trong nhà phổ biến nhất, đặc biệt là văn phòng làm việc. Bởi vì loại cây này có thể hấp thụ được tia phóng xạ phát ra từ thiết bị điện tử như máy tính, máy in, ti vi, điện thoại,…Chỉ riêng lý do này đã đủ để bạn đưa trầu bà vào danh sách cây trồng trong nhà nên có.
Trầu bà rất dễ trồng và không cần chăm sóc nhiều. Trong điều kiện thiếu nước và dưỡng chất, cây vẫn có thể phát triển tốt. Vốn là loài cây cây leo, trầu bà thích hợp trồng ở bên cửa sổ, trên kệ tủ hoặc kết hợp bể thuỷ sinh cũng rất đẹp mắt.
Cây kim ngân
Cây kim ngân là loại cây thân dẻo được ưa chuộng làm cây trồng trong nhà. Cây thường được trồng thành cụm. Các thân cây đan vào nhau mà vươn lên như tết tóc khá lạ mắt. Lá cây xoè ra 5 nhánh, tượng trưng cho ngũ hành: Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ. Do vậy, kim ngân mang ý nghĩa mọi điều đều thuận lợi, tốt đẹp.
Xương rồng thân trụ
Trên thế giới có từ 1200 - 1500 loại xương rồng khác nhau. Mỗi loại có một đặc điểm và hình dáng khác biệt. Loai cao dài, loại thì tròn ngắn. Loại thân tròn, loại thì chia nhiều khía như trái khế. Có loại nở hoa và hoa rất đẹp và lâu tàn. Tuy trước đây xương rồng là giống cây tự nhiên ở hoang mạc , hoặc các khu nhiệt đới. Nhưng ngày này xương rồng được khai thác và thuần hóa để trở thành cây cảnh trang trí.
Xương rồng thân trụ với hình dáng nhiều thân to, hình như trái bầu dài, mọc tụ lại thành bụi, có cao có thấp. Chi tiết từng cái gai của cây rất sắc sảo, màu sắc thay đổi từ gốc đến ngọn, trông rất tự nhiên không khác gì cây thật.
Về mệnh, theo các chuyên gia phong thủy, cây xương rồng hợp mệnh Kim. Những người mệnh Kim nếu trồng cây xương rồng sẽ giúp hóa giải những điều xui rủi, phòng trừ tiểu nhân, tiêu trừ đen đủi, mang lại may mắn, tài lộc cho bản thân. Ngoài ra, loài cây này được xem là hợp nhất với những người tuổi Thìn, cầm tinh con rồng. Cây xương rồng sẽ giúp những người tuổi Thìn ngăn chặn những điều không may mắn cả về công danh, sự nghiệp, tình duyên cũng như sức khỏe