4 loại nước giải khát "chết" cũng không được uống

20:10, Thứ hai 28/07/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đa phần thức uống lề đường không được kiểm soát về chất lượng, người bán sử dụng nguyên liệu không có nguồn gốc rõ ràng, hóa chất cấm hoặc không dùng trong thực phẩm.

Thạch đen bẩn

Thạch đen được bày bán trên vỉa hè hầu như không có kiểm chứng về an toàn thực phẩm.

Thạch đen không chỉ là thứ giải khát thông thường mà còn là một loại tân dược. Thạch đen được chế biến từ lá cây sương sáo. Lá này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giúp hạ huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp. Mùa hè, thạch đen đặc biệt được nhiều người ăn để giải nhiệt.

Thế nhưng hiện nay thạch đen được bày bán trên vỉa hè hầu như không có kiểm chứng về an toàn thực phẩm và được chế biến hết sức thủ công và thiếu vệ sinh.

Nước mía siêu sạch hay siêu bẩn?

Trên máy ép nước mía, mảnh vải xô bu kín những chú ruồi, thỉnh thoảng có con lọt vào phía trong máy ép trộn lẫn với nước mía. Đá dùng bán nước mía chủ yếu là loại đá cây nghiền nát, đây là loại đá không đủ vệ sinh an toàn thực phẩm và đã bị cấm dùng trong chế biến thực phẩm. Trời nắng nóng, người bán hàng mồ hôi nhễ nhại, thỉnh thoảng lại lấy tay quệt vội những dòng mồ hôi chảy trên mặt, cổ. Dù chứng kiến cảnh mất vệ sinh này nhưng nhiều khách vì khát nên vẫn ngồi uống một cách ngon lành.

Đặc biệt hơn là khu vực chế biến của cửa hàng tràn lan nước mía, nước rửa ly, bã mía, đá rơi lả tả, bụi vỏ mía bay và đặc biệt là thùng nước đen ngòm “siêu bẩn”.

Trân châu không rõ nguồn gốc

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh khá nhiều về việc trà sữa trân châu của Đài Loan có chứa chất gây suy thận (axít maleic). 

Cơ quan chức năng Việt Nam cũng khẳng định, chưa cấp phép cho loại sản phẩm dạng bột làm trà sữa trân châu của Đài Loan nhưng trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều nguyên liệu pha chế loại đồ uống này không rõ nguồn gốc. 

Do đó, cũng không thể loại trừ trường hợp các chủ kinh doanh mặt hàng này trên địa bàn tỉnh vì lợi nhuận mà sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc để pha chế.

Trà chanh bẩn

Thực tế cho thấy, nhiều quán trà chanh vỉa hè không được đảm bảo vệ sinh. Hơn nữa, đây lại không phải loại thức uống đóng chai, không hề được kiểm định khiến nguy mất an toàn càng cao.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), các loại chè thông thường sử dụng trong gia đình là một loại thức uống tốt, vì lá chè có chứa vitamin, còn trà chanh được dùng từ bột trà.

Sinh tố trái cây thối

Sinh tố trái cây ngoài đường đa phần là mất vệ sinh.

Sinh tố trái cây ngoài đường đa phần là mất vệ sinh do khâu chế biến và nguyên vật liệu không đảm bảo. Vì lý do lợi nhuận nên các chủ tiệm thường mua hoa quả Trung Quốc, hoa quả bị thối về để chế biến và đem bán với giá rẻ phục vụ nhu cầu giải khát của người dân. 

Để che gấu mùi hoa quả hỏng, các chủ hàng không ngần ngại pha thêm nhiều vị sữa, siro hoặc trộn một vài loại hoa quả tươi vào thành phẩm.

Không chỉ gây ngộ độc cấp nếu dùng ở liều cao, theo ý kiến các chuyên gia, người dùng thức uống bẩn có chứa hóa chất độc hại lâu dài còn có nguy cơ bị các bệnh mãn tính, thậm chí mắc ung thư.

Nguy cơ tiềm ẩn sau những loại nước giải khát siêu mát

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đa phần thức uống lề đường không được kiểm soát về chất lượng, người bán sử dụng nguyên liệu không có nguồn gốc rõ ràng, hóa chất cấm hoặc không dùng trong thực phẩm.Thường các chất tạo màu, tạo mùi dùng trong công nghiệp chứa nhiều tạp chất và kim loại nặng, khi dùng trong thức ăn, thức uống sẽ tích tụ trong cơ thể, lâu ngày gây ngộ độc mãn tính và có thể dẫn đến ung thư.

Bác sĩ Trần Văn Ký, phụ trách chuyên môn - Văn phòng phía Nam - Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam, cho biết: “Với các loại nước pha chế từ loại đường hóa học là không có dinh dưỡng, không tạo calo, năng lượng... Nếu trẻ em uống những sản phẩm này chắc chắn không bổ béo gì mà còn có nguy cơ gây bệnh”.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link