4 món ăn không nên cho dầu hào, vừa không ngon lại mất vị, đa số bà nội trợ Việt đang làm sai

11:56, Thứ năm 05/08/2021

( PHUNUTODAY ) - Dầu hào là loại gia vị quen thuộc trong nhà bếp, tuy nhiên không phải bà nội trợ nào cũng biết cách sử dụng đúng chuẩn.

4 món ăn không nên cho dầu hào

Không cho dầu hào vào món cay

Nhiều người có thói quen món gì cũng nêm thêm dầu hào, kể cả món ăn cay. Tuy nhiên, các món cay khi đã có ớt, tiêu... thì không nên cho thêm dầu hào nữa. Dầu hào sẽ làm biến đổi mùi vị của món ăn cay, khiến món ăn mất ngon.

4-mon-khong-nen-cho-dau-hao-01

Không cho dầu hào vào món ngọt

Dầu hào thường được sử dụng để làm tăng hương vị, thêm độ ngọt cho món ăn. Tuy nhiên, đối với các món ngọt như xào chua ngọt, hầm, kho đã sử dụng đường trắng, đường phèn để tạo độ ngọt thì bạn không cần cho thêm dầu hào.

Không cho dầu hào vào các món giấm chua

Với những món đã sử dụng giấm chua, bạn không nên cho thêm dầu hào. Dầu hào sẽ làm loãng vị chua của giấm đồng thời khiến thức ăn có mùi lạ, không ngon miệng.

Không cho vào các món ngâm

4-mon-khong-nen-cho-dau-hao-02

Dầu hào không nên sử dụng cho các món ngâm, các loại rau củ muối chua. Nguyên nhân là do dầu hào giàu đạm, nhiều đường là môi trường thích hợp cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi. Cho dầu hào vào món ngâm chỉ khiến món ăn có mùi lạ và nhanh hỏng hơn.

"3 không" khi sử dụng dầu hào

Người bị dị ứng hải sản không nên ăn dầu hào

Dầu hào được làm từ hàu sống. Do đó, người dị ứng hải sản tốt nhất không nên ăn dầu hào. Nghiên cứu năm 2008 cho thấy, con hàu có chứa một loại protein có tên Tropomyosin là chất gây dị ứng. Triệu chứng dị ứng ban đầu có thể là phát ban, các vấn đề khác trên da, miệng hoặc mặt bị sinh. Ngoài ra, một số người có thể gặp hiện tượng đau bụng, nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ.

Mặc dù hàm lượng protein gây dị ứng trong dầu hào có thể không nhiều nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro với nhưng người bị dị ứng hải sản.

4-mon-khong-nen-cho-dau-hao-03

Người bị bệnh gout không nên ăn dầu hào

Tuy có nhiều dinh dưỡng nhưng hàu cũng có hàm lượng purin cao. Đây là chất xúc tác để chuyển thành các axit uric đọng trong khớp và các mô mềm. Khi axit uric không được đào thải ra khỏi cơ thể, chúng sẽ trở thành tinh thể muối urat và gây ra tình trạng viêm khớp với các biểu hiện như sưng nóng, đỏ, đau... Đây chính là dấu hiệu điển hình của bệnh gout cấp tính. Do đó, người bị bệnh gout không nên ăn dầu hào.

Người có hệ tiêu hóa không tốt không nên ăn dầu hào

Dầu hào chứa nhiều kẽm. Người có hệ tiêu hóa không tốt ăn nhiều dầu hào có thể gặp các phản ứng bất lợi về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa. Các triệu chứng này thường biến mất vài giờ sau khi ăn, khi lượng kẽm trong cơ thể trở lại bình thường.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền