Dưới đây là 10 căn bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ trung niên
Bệnh loãng xương
Loãng xương là căn bệnh không gây chết người, nhưng là một căn bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày của bất kỳ ai mắc bệnh. Khi bị loãng xương, xương trở nên yếu, giòn và rất dễ gãy xương hông, xương đùi, cổ xương đùi, xương cẳng chân, bị đau lưng và còng lưng do cột sống bị suy yếu.
Loãng xương còn làm mất khả năng vận động tự nhiên của cơ thể, từ đó gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân gây loãng xương thường do chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, đặc biệt thiếu canxi và vitamin D. Ngoài ra, phụ nữ hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng thuốc có chứa chất steroid… cũng dễ bị loãng xương.
Bệnh gút
Gút thường được coi là “căn bệnh của những người giàu”, vì những người mắc phải căn bệnh này có thói quen tiêu thụ khá nhiều thịt và uống nhiều rượu.
Bệnh gút là do sự lắng đọng của acid uric tại các vị trí khớp. Khi bị gút, người bệnh thường có các triệu chứng như đau nhói và sưng phồng thường khởi phát ở ngón chân cái.
Theo 1 nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Clinical Rheumatology cho thấy, đây là căn bệnh thường gặp nhất sau 50 tuổi, nhất là đối với những người bị thừa cân.
Rối loạn tiền đình
Nếu đột nhiên bạn cảm thấy chóng mặt, đó có thể là do rối loạn tiền đình. Điều này có thể xảy ra nếu như các tinh thể nhỏ trong tai trong - có nhiệm vụ kiểm soát thăng bằng và di chuyển xung quanh.
Người càng lớn tuổi thì càng dễ bị tình trạng này, nguyên nhân có thể là do các tinh thể cũng không được giữ đúng vị trí.
Ung thư vú
Đây là căn bệnh nguy hiểm và là nỗi ám ảnh của phụ nữ tuổi trung. Theo thống kê, có tới 18% phụ nữ tuổi 40 chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú và tăng 77% ở tuổi trên 50.
Ung thư vú là căn bệnh gây qua đời khá cao cho nữ giới, đặc biệt là những phụ nữ có chế độ ăn uống nhiều chất béo.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ trung niên, bao giồm: Gia đình có người từng bị ung thư vú, nguy cơ tăng gấp 3-5 lần; phụ nữ béo phì: nguy cơ gấp 3 lần; dậy thì sớm và mãn kinh muộn; không cho con bú sữa mẹ hoặc không sinh con, hoặc có con đầu lòng quá muộn.
Béo phì
Những thay đổi về hormon liên quan đến giai đoạn mãn kinh và quá trình chuyển hóa chính là các yếu tố khiến nữ giới dễ bị tăng cân khi bước vào độ tuổi 50.
Đặc biệt là những người bị tích trữ quá nhiều mỡ ở phần bụng – điều này đặc biệt nguy hiểm bởi có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư. Chính vì vậy, thời điểm từ 50 tuổi là giai đoạn bạn cần hết sức thận trọng đối với những thay đổi về cân nặng.
Bệnh tim mạch
Ở độ tuổi sinh nở, hệ thống tim mạch của phụ nữ được bảo vệ bởi các hormon sinh dục nữ (estrogen), các hormon sinh dục này có tác dụng giảm hàm lượng cholesterol của cơ thể, bảo vệ thành mạch và tim. Khi đến tuổi tiền mãn kinh, lượng hormon sinh dục bị giảm đáng kể và bắt đầu giai đoạn bùng nổ các bệnh tim mạch (tăng huyết áp, bệnh mạch vành...) ở phái nữ với diễn biến rất phức tạp.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu người ta thấy rằng, liệu pháp hormon thay thế không thể giúp được phụ nữ ở tuổi mãn kinh phòng ngừa được sự phát triển của xơ vữa động mạch.
Ngoài sự thay đổi nội tiết, nguyên nhân khiến phụ nữ ở độ tuổi này mắc bệnh tim mạch nhiều hơn so với các độ tuổi khác và nhiều hơn nam giới là do tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 cao hơn, hay bị các rối loạn tuyến giáp hơn, có nhiều vấn đề (áp lực) trong gia đình và công việc hơn so với nam.
Hệ thống tim mạch ở phụ nữ cũng dễ bị tổn thương hơn khi có tác động của các tác nhân độc hại, ví dụ thuốc lá, rượu bia... Bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành ở phụ nữ diễn biến phức tạp hơn, hiệu quả chữa trị kém hơn (các phương pháp can thiệp mạch vành hiện đại như thông mạch vành bằng cách đặt stent, nong mạch và nối mạch thông đạt hiệu quả thấp ở phụ nữ), nên vấn đề phòng bệnh, phát hiện và chữa trị kịp thời các bệnh này là quan trọng hàng đầu.
Đột quỵ
Tình trạng xảy ra khi máu không đến não một cách bình thường và các tế bào não bắt đầu c.h.ế.t. Bạn cần tìm sự trợ giúp ngay lập tức nếu đột ngột bị yếu hoặc tê ở mặt, cánh tay hoặc chân, bối rối, khó nói hoặc mất khả năng vận động.
Tuy nhiên, bạn có thể tránh được nguy cơ đột quỵ bằng cách giữ huyết áp trong tầm kiểm soát, duy trì chế độ ăn giảm cholesterol, kiểm soát căng thẳng, bỏ thuốc lá và thường xuyên tập thể dục.
Sỏi mật
Tình trạng này là do những mảnh cứng của mật bị mắc kẹt trên đường ra khỏi túi mật. Chúng có thể có kích thước to bằng hạt cát đến quả bóng gôn, có thể gây đau dữ dội ở bụng trên hoặc sau rốn.
Người béo phì, tiểu đường hoặc bệnh viêm đường ruột hoặc không tập thể dục là những đối tượng dễ bị bị sỏi mật.
Sỏi thận
Sỏi thận chính là những cục cứng được tạo thành từ canxi và chúng thường ra khỏi cơ thể một cách vô hại. Tuy nhiên, với những viên sỏi lớn có thể gây đau và gây chảy máu, nhiễm trùng hoặc chặn dòng chảy của nước tiểu.
Nam giới hay bị sỏi thận hơn nữ. Bạn có thể phòngn ngừa bằng cách uống nhiều nước mỗi ngày.
Bong võng mạc
Võng mạc là lớp nhạy cảm với ánh sáng trong mắt, báo cho não biết những gì mắt nhìn thấy. Trong trường hợp võng mạc bong ra khỏi thành ngoài của mắt, nó sẽ không nhận được ô xy và những chất dinh dưỡng cần thiết.
Lúc này, người bệnh có thể thấy những đốm sáng trôi nổi hoặc những tia sáng lóe lên. Tình trạng bong võng mạc có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn, vì vậy hãy đi khám ngay khi xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ.