5 dấu hiệu bất thường cảnh báo bạn bị sỏi thận

13:02, Thứ tư 22/05/2024

( PHUNUTODAY ) - Theo các chuyên gia, sỏi thận có thể diễn ra một cách âm thầm và chỉ thể hiện khi đã có sỏi trong thận. Khi sỏi còn nhỏ thông thường không đau và hầu như không có triệu chứng, nhưng khi có một số triệu chứng dưới đây thì sỏi đã khá lớn.

1. Đau dữ dội vùng bụng, mạn sườn và thắt lưng

Nếu bị kẹt trong cuống đài thận, sỏi sẽ chèn ép làm bế tắc cuống đài thận nên đài thận giãn nở, lâu dần thận sẽ giãn mỏng như một túi nước. Khi các đài thận bị căng trướng nước tiểu, sẽ tạo ra áp lực cao tác động vào thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận.

Những cơn đau dữ dội ở thắt lưng cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh thận.

Những cơn đau dữ dội ở thắt lưng cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh thận.

Đau bụng thường đau dữ dội (đau quặn thận), đau vùng mạn sườn và thắt lưng nhất là phía thận có sỏi, nếu sỏi thận hai bên thì đau toàn bộ vùng thắt lưng, đau xuyên cả ra hông, lưng. Tuy vậy, có trường hợp do sỏi nằm ở vị trí bể thận, sỏi to cho nên chỉ đau âm ỉ.

Một số trường hợp đau thắt lưng từng cơn. Đầu tiên đau ở hai hố thắt lưng, rồi lan ra bụng, xuống bụng dưới và xuống đùi. Tùy vào thời điểm phát hiện, người bệnh sỏi thận sẽ có các cơn đau nhẹ hoặc đau nhói. Riêng nam giới bị sỏi thận có thể đau thấy đau ở bộ phận sinh dục.

2. Nước tiểu thường đục và có mùi hôi, đi tiểu ra máu

Nhiều người bị sỏi thận thường là do chất độc tích tụ nhiều và không được đào thải ra bên ngoài, khi này nước tiểu bệnh nhân thường đục và có mùi hôi.

Khi sỏi thận tiến triển hơn, đi tiểu ra máu chính là biến chứng thường gặp của sỏi thận do di chuyển, cọ sát của sỏi. Đái máu có thể làm nước tiểu có màu đỏ mắt thường nhìn thấy được, trường hợp rỉ máu phải xét nghiệm nước tiểu mới thấy được.

3. Buồn đi tiểu nhiều, tiểu buốt, đau rát khi đi tiểu

Khi sỏi xuống đến phần dưới của đường tiểu (niệu quản, bàng quang) người bệnh hay buồn đi tiểu và triệu chứng thường gặp là đau thắt lưng, đái buốt, đái dắt, đái són.

Nếu có kèm theo nhiễm khuẩn đường tiết niệu (thận, niệu quản hoặc bàng quang) sẽ xuất hiện đái đục (nước tiểu có mủ) và có thể đái ra sỏi.

Khi bạn đi tiểu nhiều, tiểu buốt, đau rát khi đi tiểu... cũng có thể bạn bị sỏi thận, hãy đi kiểm tra ngay nhé!

Khi bạn đi tiểu nhiều, tiểu buốt, đau rát khi đi tiểu... cũng có thể bạn bị sỏi thận, hãy đi kiểm tra ngay nhé!

4. Có cảm giác nuồn nôn, nôn

Buồn nôn cũng là dấu hiệu thường thấy của bệnh sỏi thận. Bạn có cảm giác buồn nôn là do các cơn đau quá sức bởi sỏi thận, hoặc nôn. Vì đây là cách duy nhất thải chất độc ra khỏi cơ thể khi thận đã không còn tác dụng bài tiết chất cặn bã.

5. Sốt, cảm giác ớn lạnh và kèm theo các triệu chứng khác

Hiển nhiên, nếu chỉ có triệu chứng sốt và ớn lạnh thì không phải là dấu hiệu của sỏi thận. Nhưng nếu các bệnh này đi kèm với các triệu chứng sỏi thận ở nữ giới, thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng vì sỏi thận có thể là nơi vi khuẩn dễ dàng phát triển

Lưu ý phòng tránh sỏi thận

- Cách dự phòng rẻ nhất và hữu hiệu nhất là nên uống đủ nước, trung bình là 2 lít một ngày.

- Theo nghiên cứu, những người uống vitamin C liều cao có nguy cơ bị sỏi thận cao gấp nhiều lần so với người khác. Lý do là dùng nhiều vitamin C thì thải ra lượng lớn oxalat trong nước tiểu, và oxalat canxi kết tinh thành sỏi.

- Hơn một nửa số người đã từng bị sỏi thận sẽ tái phát, nên cách tốt nhất là thay đổi cách sống, đặc biệt là khẩu phần ăn và thói quen tập thể dục.

- Ngoài ra, nếu đã bị sỏi canxi, có thể cần phải giảm lượng thức ăn chứa nhiều oxalate, canxi, như các loại quả hạnh nhân, sôcôla, chè, rau chân vịt, các loại quả mọng như dâu tây.

- Ăn kiêng với chế độ ăn ít chất đạm cũng làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người mắc bệnh sỏi thận nếu không điều trị kịp thời có thể có những biến chứng nguy hiểm, thầm lặng vì viên sỏi sẽ to lên và cản trở đường bài tiết nước tiểu, làm cho chức năng thận hư hại dần. Do vậy, khi có những triệu chứng như trên thì nên đi khám ngay.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Dương Ngọc