1. Thức khuya
Thời điểm thải độc thận chủ yếu là khi bạn nghỉ ngơi vào ban đêm, thức khuya lâu ngày sẽ cản trở quá trình giải độc và trao đổi chất của thận, không có lợi cho việc thải chất thải và độc tố, cuối cùng sẽ gây ra rối loạn miễn dịch và suy nhược chức năng thận.
2. Uống quá ít nước
Uống không đủ nước sẽ dẫn đến tình trạng giảm lượng nước trong cơ thể, điều này càng dẫn đến giảm lượng nước tiểu. Tốc độ chuyển hóa nước tiểu giảm cũng sẽ dẫn đến việc giữ lại một lượng lớn chất thải độc tố, điều này sẽ làm tăng lên gánh nặng cho thận và không có lợi cho sức khỏe thận.
Ngoài ra, cơ thể con người không đủ nước sẽ làm chậm quá trình cung cấp máu cho thận, điều này có thể gây ra một loạt vấn đề như thiếu máu cục bộ và thiếu oxy ở mô thận.
3. Nhịn tiểu lâu
Nhịn tiểu lâu sẽ làm tăng gánh nặng cho bàng quang, ảnh hưởng đến cơ chế bình thường của cơ bàng quang, thậm chí có thể làm tổn thương cơ chế chống trào ngược niệu quản – bàng quang, dẫn đến trào ngược nước tiểu, nhiễm trùng bể thận, viêm, tổn thương thận tới nhu mô thận.
4. Ăn thức ăn nhiều muối hoặc giàu chất béo
Các vấn đề về huyết áp và axit uric bất thường do thói quen ăn nhiều muối, nhiều purin và các thói quen ăn uống khác là những yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra bệnh thận. Ngoài ra, chế độ ăn giàu protein cũng sẽ làm tăng áp lực trao đổi chất lên thận, không có lợi cho sức khỏe thận, đặc biệt là người bị bệnh thận.
5. Uống quá nhiều rượu
Ngoài việc làm tăng chất chuyển hóa protein và ảnh hưởng đến chức năng lọc bình thường của thận, rượu còn gây ra nhiều sản phẩm phụ độc hại cho cơ thể con người, chẳng hạn như các gốc tự do. Bệnh nhân có lượng axit uric cao không thích hợp uống rượu bởi nó có thể dẫn đến tình trạng suy thận.