Trượt chân ngã nhẹ, người phụ nữ 57t vỡ vụn xương sống: Ăn nhiều 7 món để ngừa loãng xương sau tuổi 45

( PHUNUTODAY ) - Loãng xương là tình trạng những người từ tuổi trung niên thường mắc phải, càng về già thì xương sẽ càng yếu. Ngoài việc bồng sung thuốc việc ăn uống có thể cải thiện tình trạng này hiệu quả.

Mẹ chồng mình gần 60 tuổi, năm ngoái vì thấy xương hay đau mỏi nên bà đi khám, thì có kết quả là bị loãng xương.

Ấy vậy mà bà 'mừng' ra mặt, bảo may quá cứ tưởng bị bệnh gì nặng lắm, chứ loãng xương thì không đáng lo, người già ai chả bị.

Vậy mà hôm vừa rồi, bà đang lên cầu thang, chả hiểu kiểu gì bị ngã, gãy xương đùi. Giờ phải nằm một chỗ đóng đinh.

Ở người khỏe mạnh, xương sẽ chắc khỏe, xương không bị lỗ chỗ. Còn khi mà bị loãng xương, xương sẽ  xuất hiện những lỗ chỗ, kết quả cơ xương sẽ yếu, không chắc chắn, dễ gãy hoặc vỡ vụn.

Mới đây thôi, mình đọc trên báo, thấy có trường hợp người phụ nữ 57 tuổi tên Jill Robinson, là Giám đốc tổ chức động vật Châu Á, bị gãy vụn đốt sống. Lý do là trong kỳ nghỉ cùng gia đình tại Mauritius, bà Jill trượt chân ngã trên bãi biển khi đang kéo chiếc giường tắm nắng.

Bà nghe thấy xương sống kêu rắc 1 cái, sau đó là cảm giác đau tột cùng. Bà được gia đình chuyển đến bệnh viện địa phương cấp cứu nhưng ở đây không đủ trang thiết bị can thiệp nên bà được chuyển về Hongkong để điều trị.

Theo kết quả kiểm tra đốt sống ngực T12 của bà bị vỡ vụn, mảnh vỡ găm vào tủy sốn gây cơn đau khủng khiếp và làm tê chân. Các bác sĩ phải phẫu thuật kết hợp nẹp vít thân đốt sống để giải ép thần kinh.

Tuy chỉ là 1 cú ngã nhẹ nhưng cũng khiến bà Jill bị vỡ vụn đốt sống, và nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là bà bị loãng xương nghiêm trọng. Mấy năm trước bà Jill đã được chẩn đoán loãng xương rồi nhưng chủ quan vì nghĩ không ảnh hưởng tới sinh hoạt nên bà quên bẫng đi và sự việc hiện tại chính là hậu quả từ việc chủ quan về bệnh tình mà bà để lại.

TS Norman Chan, bác sĩ điều trị cho bà Jill nói rằng, mật độ khoáng trong xương xảy ra ở cả 2 giới, nhưng phụ nữ có tỉ lệ mắc cao hơn đàn ông, đặc biệt khi bước vào thời kỳ mãn kinh do cơ thể không sản xuất đủ hormone estrogen.

Độ tuổi sau 45, có khoảng 10% phụ nữ bị loãng xương, con số này tăng lên 45% ở phụ nữ 60-70 tuổi, hơn 50% ở phụ nữ trên 70 tuổi. Các mẹ lưu ý để phòng tránh đừng có bao giờ giữ thái độ chủ quan với bệnh tật là thiệt thân.

10

Loãng xương sau tuổi 45

Thiếu estrogen gây giảm hoạt động của tế bào tạo xương, giảm chất cơ bản (protein) của xương, giảm tích tụ calcium và photphate trong xương. Từ đó dẫn đến loãng xương.

Ban đầu khối lượng xương bị giảm chậm, sau đó giai đoạn mất xương nhanh hơn. Đặc biệt ở nữ, giảm 1-1,5% khối lượng xương mỗi năm do sự thiếu hụt estrogen tương đối đột ngột vì buồng trứng giảm sản xuất. Sau 60 tuổi, tốc độ mất xương ở nam và nữ như nhau.

Biểu hiện của loãng xương thì thường khá muộn. Những dấu hiệu đầu tiên là đau những vùng xương chịu áp lực của trọng lượng cơ thể khi đứng hoặc ngồi lâu như xương gót, đầu dưới hoặc trên xương chày của cẳng chân hoặc cột sống thắt lưng và cột sống cổ,...

Thực phẩm cần ăn bổ sung khắc phục loãng xương

Ví dụ như trường hợp của bà Jill bên trên kia thì bà đã thay đổi chế độ ăn uống của mình, cắt bỏ cà phê và đồ uống có ga, giảm đáng kể lượng muối và đường, ăn vài miếng sô cô la mỗi tuần và một ly rượu vang vào cuối tuần.

Bà chia sẻ: "Tôi ăn nhiều canxi và protein từ thực vật như cải xoăn, các loại rau lá xanh, sữa đậu nành, các loại hạt và sữa pha protein mỗi ngày với hạt chia, hạt lanh, mận khô, quả sung và chanh".

Ngoài ra người loãng xương nên ăn các thực phẩm như sau:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Các loại hải sản
  • Thực phẩm có nguồn gốc từ trứng
  • Rau quả
  • Các loại nước ép hoa quả
  • Các loại ngũ cốc
  • Thực phẩm chứa nhiều Omega-3
Theo:  khoevadep.com.vn copy link