6 cách nói khiến con ngoan ngoãn, nghe lời mà không cần "quát mắng"

( PHUNUTODAY ) - Khi con làm sai, hay nghịch ngợm cha mẹ thường sử dụng việc "quát mắng" để răn dạy trẻ. Việc này không chỉ không đem lại hiệu quả mà còn khiến trẻ trở nên lì lợm hơn. Hãy thay những lời quát mắng đó bằng 6 cách nói này đảm bảo con nghe lời, ngoan ngoãn ngay lập tức.

1. "Khi nào...thì..."

Mẹ hãy dùng cách nói này khi muốn con làm một việc gì đó. Ví dụ như: "Khi nào con đánh răng xong thì mẹ sẽ kể truyện cổ tích cho con" hoặc "Khi nào con vẽ xong thì mẹ sẽ cho con xem hoạt hình", "Khi nào con ăn xong thì mẹ sẽ cho con đi chơi"...

Thay vì dùng từ "nếu", mẹ nên dạy con bằng các câu với cụm từ "khi nào" nhằm mang ý nghĩa tích cực và thúc giục hơn. Việc này sẽ giúp trẻ có hứng thú hơn với công việc mà mẹ yêu cầu. Chỉ khác nhau một chút trong câu nói thôi, những sẽ khiến con thực hiện tốt, nghe lời mà không cần phải thúc giục hay quát mắng.

2. "Khi con... mẹ cảm thấy ... bởi vì..."

Chẳng hạn như trong một trường hợp con chạy lung tung trong siêu thị nghịch ngợm, mẹ nên nói "Khi con chạy lung tung trong siêu thị mẹ cảm thấy lo lắng bởi vì con có thể bị lạc". Hay một trường hợp khác như con không mời mẹ ăn bố mẹ ăn cơm, bạn có thể nói "Khi con không mời bố mẹ ăn cơm mà đã bắt đầu ăn, mẹ cảm thấy vô cùng buồn bởi vì con không quan tâm tới mẹ".

Mẹ nên cho con biết suy nghĩ của mẹ để con có thể đồng cảm thay vì áp đặt suy nghĩ bản thân lên trẻ, khiến trẻ không thể hiểu và cảm thấy khó chịu. Nhờ cách nói này, con sẽ hiểu được cảm nhận của bạn và con sẽ ngoan ngoãn và nghe lời răm rắp một cách tự nguyện.

daycondungcach

3.  Hãy cho bé lựa chọn

Trong mọi việc, mẹ nên hạn chế việc ép buộc con thực hiện một việc gì đó. Điều này sẽ chỉ khiến bé cảm thấy bị gò bó và thường xuất hiện tâm lý phản kháng. Muốn con nghe lời, mẹ nên tôn trọng ý kiến cũng như sự lựa chọn của con, tạo cho bé cảm giác mình cũng đang tham gia lên kế hoạch và có trách nhiệm hơn. Mẹ có thể nói con rằng: "Con thích thay đồ ngủ hay đánh răng trước?" hoặc "con thích đội mũ màu đỏ hay mũ màu xanh?"...

4. Hãy tích cực

Khi bạn đang nói chuyện với khách bên ngoài phòng khách mà con vì vui chơi mà làm ồn, thay vì nói những câu nói mang tính tiêu cực như "Không làm ồn ở đây", bạn có thể gợi ý: "Con hãy về phòng mình vui chơi đi". Lúc này bé sẽ cảm nhận được thành ý của mẹ và ngay lập tức nghe lời. Đây là một trong những cách dạy con thể hiện sự tôn trọng của mẹ dành cho con.

nhung-cach-day-con-cua-nguoi-nhat-ma-cac-bac-phu-huyn-1

5. Để bé nhắc lại yêu cầu của mẹ

Nhiều mẹ không biết con đã hiểu lời của mình hay chưa và hỏi lại "Con có hiểu không?". Nhưng điều này đôi khi sẽ làm bé lo lắng mà nói "hiểu" dù vẫn chưa hiểu gì. Chính vì vậy mẹ nên nhẹ nhàng đề nghị con nhắc lại một yêu cầu của mình. Nếu bé không nhắc lại được tức là yêu cầu của mẹ quá dài và quá phức tạp.

6.  Đừng hỏi khó

Khi con làm sai một cái gì đó, nhiều bà mẹ quen miệng luôn hỏi: "Sao con lại làm thể?". Tuy chỉ là một câu hỏi bạn nghĩ rằng đơn giản nhưng thực ra câu hỏi này của mẹ là đang làm khó con. Đôi khi chính người lớn có những lúc còn không hiểu tại sao mình lại làm như vậy mà. Mẹ nên xem xét mức độ hiểu biết của trẻ dựa trên độ tuổi của con. Bé càng ít tuổi thì yêu cầu của mẹ phải càng ngắn và đơn giản. Mẹ nên bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản như: "Con có thể kể lại cho mẹ chuyện gì xảy ra?", "Con đã thấy gì?", "Con định làm gì?"...

Theo:  xevathethao.vn copy link