6 loại đồ uống 'bổ phổi', ngừa viêm nhiễm đường hô hấp, ai cũng nên biết

17:32, Thứ năm 22/07/2021

( PHUNUTODAY ) - Những loại đồ uống bổ mát, giàu vitamin và dưỡng chất này có thể giúp tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh rất tốt.

Nước mía

6-loai-nuoc-bo-phoi-ho-tro-tri-benh-lay-qua-duong-ho-hap-01

Theo Sức khỏe & Đời sống, lương y Nguyễn Minh Phúc (Nguyên PCT Hội Đông y TP. Vũng Tàu) cho biết, nước mía có vị ngọt mát, tác dụng đại bổ tỳ âm, hòa vị, giáng hỏa, tiêu phiền, dưỡng âm huyết, mát phế, tiêu đờm, dễ ngủ... Có thể dùng nước mía khi bị nóng sốt mất nước, ho khan, đau họng, khàn tiếng, phiền nhiệt, miệng khô khát...

Lưu ý, nước mía dễ lên men vì vậy không nên để lâu. Ngoài ra, đây là loại đồ uống chứa nhiều đường, người có đường huyết cao nên hạn chế sử dụng.

Nước rau má

6-loai-nuoc-bo-phoi-ho-tro-tri-benh-lay-qua-duong-ho-hap-02

Nước rau má có vị đắng, tính hàn, tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu... Dùng tốt với chứng ôn bệnh sốt ho viêm họng, ho khan, ho đờm, miệng khô khát, tiểu buốt, tiểu ra máu, người có bệnh tâm phế mãn, tăng huyết áp, tiểu đường...

Có thể cho rau má đã rửa sạch xay nhuyễn với nước để lấy nước uống hoặc nấu rau má thành canh.

Người tỳ vị hư hàn, lạnh bụng, đại tiện lỏng, phế hàn do đờm loãng, chóng mặt, tụt huyết áp không nên dùng rau má.

Nước dưa hấu

6-loai-nuoc-bo-phoi-ho-tro-tri-benh-lay-qua-duong-ho-hap-03

Dưa hấu có vị ngọt, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt, giải nắng nóng, lợi tiểu... Có thể dùng trong trường hợp mệt mỏi, tiểu gắt, tiểu bướt, sốt ho, miệng khô khát, tăng huyết áp, ăn ngủ kém...

Vì dưa hấu có tính mát nên người có tỳ vị hư hàn, đang đầy bụng, tiểu chảy, phế hàn không nên dùng.

Nước dừa

6-loai-nuoc-bo-phoi-ho-tro-tri-benh-lay-qua-duong-ho-hap-04

Nước dừa có vị ngọt, tính bình, không độc; lợi ngũ tạng, giải nhiệt, bổ sung điện giải, sinh tân, giáng hỏa, chỉ huyết, giải độc. Có thể dùng khi sốt mất nước, mệt mỏi; người bị tiểu đường, tăng huyết áp có thể sử dụng.

Lưu ý, những người mắc chứng ôn bệnh giai đoạn hết sốt, sợ lạnh nhiều, vị tràng yếu, đang bị tiêu chảy không nên uống nước dừa.

Nước cam/quýt/bưởi

6-loai-nuoc-bo-phoi-ho-tro-tri-benh-lay-qua-duong-ho-hap-05

Đây là những trái cây giàu vitamin B, C, giúp tăng cường sức đề kháng, thanh nhiệt, giảm sốt, chống viêm; dùng tốt với chứng cảm sốt ôn bệnh sốt cao, ho, đau họng, nhức mỏi...

Người bị viêm loét đường tiêu hóa; đang đói bụng; sốt cao đột ngột tay chân lạnh, mồ hôi đầm đìa không nên uống các loại nước này.

Nước đậu xanh

6-loai-nuoc-bo-phoi-ho-tro-tri-benh-lay-qua-duong-ho-hap-06

Đậu xanh có vị ngọt, tính mát, lợi ngũ tạng, tác dụng bổ tỳ, thanh nhiệt, giải độc, tiêu phù, hạ khí... Đậu xanh vo sạch, để cả vỏ và bỏ vào nồi nấu lấy nước uống hoặc nấu thành cháo ăn. Dùng tốt với chứng ôn bệnh nóng sốt, ho khan mệt mỏi, nội nhiệt nóng bứt rứt, người bị tiểu đường.

Những người mắc chứng tỳ vị hàn trệ, đang bị đầy bụng, khó tiêu không nên sử dụng nước đậu xanh.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền