Tỏi tăng đề kháng rất tốt nhưng đem ngâm với thứ này tác dụng gấp đôi, mùa dịch ai cũng nên dùng

09:46, Thứ năm 22/07/2021

( PHUNUTODAY ) - Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang lây lan diện rộng và có diễn biến phức tạp. Ngoài thực hiện 5K thì mỗi người cũng nên chú ý đến việc tăng đề kháng.

Thành phần của tỏi

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, tỏi có chứa protein, carbohydrates, calo và một số dưỡng chất quan trọng khác như vitamin B, sắt, magie, canxi, kali, mangan, photpho,...

Ngoài ra, hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides là thành phần công hiệu chính của tỏi. Loại thực phẩm này cũng có hàm lượng cao germanium và selen khá cao, trong đó lượng germanium trong tỏi được ước tính cao hơn so với nhân sâm hay trà xanh.

Đặc biệt, Allicin được cho là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi. Nhưng bạn cần biết rằng, trong củ tỏi sống allicin chưa tồn tại. Tiền thân của Allicin là Alliin. Phải đến khi bạn nghiền nát hoặc đập dập củ tỏi, kích thích enzym alinase hoạt động thì Allicin có trong tỏi sống mới biến thành Allicin và có hoạt tính kháng sinh rất tốt.

TOI

Công dụng của tỏi

Phòng ngừa và chữa trị cảm cúm

Thường xuyên ăn tỏi sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa rất tốt cảm cúm và những loại bệnh do virus, vi khuẩn gây ra. Tác dụng này có được là do trong tỏi có chứa hợp chất sulfur - đây là hợp chất rất tốt trong việc kháng khuẩn và tiêu viêm.

Ăn tỏi sống mỗi ngày không chỉ phòng ngừa nguy cơ bị cảm cúm mà còn có thể giúp người bệnh rút ngắn thời gian bị cúm và đồng thời hồi phục sức khỏe nhanh hơn.

Ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư

Các chuyên gia cho rằng, tỏi có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số loại bệnh như ung thư vú, ung thư vòm họng, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, ung thư gan,…

Rất tốt cho xương khớp

Tỏi cũng rất tốt cho xương khớp. Trong loại gia vị này có chứa vitamin C, vitamin B6, và mangan, kẽm các chất chống oxy hóa và enzyme,... Đây đều là những chất có công dụng tốt trong việc ngăn ngừa hình thành các mô liên kết và chuyển hóa xương. Những người thường xuyên ăn tỏi sẽ có khả năng hấp thụ canxi tốt hơn và từ đó xương cũng chắc khỏe hơn.

Phụ nữ ăn nhiều tỏi sẽ giúp tăng cường nội tiết tố estrogen và làm chậm quá trình loãng xương.

Phòng bệnh tim mạch

Khi ăn tỏi thường xuyên, quá trình lão hóa của động mạch chủ có thể được làm chậm lại. Tỏi có công dụng hạ mức cholesterol xấu và đồng thời tăng lượng cholesterol tốt, giúp cơ thể loại bỏ các mảng xơ vữa trên thành mạch máu.

Một số công thức chế biến từ tỏi dễ áp dụng

Một số cách đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm theo như sau:

- Tỏi ngâm giấm: Tỏi có thể ngâm với dấm và dùng như gia vị trong bữa ăn hàng ngày, mỗi ngày dùng 1-2 tép.

toingamgiam

- Tỏi ngâm mật ong: Lấy 15g tỏi cho 100ml mật ong. Tỏi thì loại nào cũng được nhưng tỏi vỏ tím tốt hơn vì hàm lượng allicin (chất giúp tăng sức đề kháng) cao hơn. Còn mật ong thì mật ong rừng là tốt nhất; mật nuôi cũng được nhưng phải là mật ong, không pha, không biến chất.

- Nước tỏi ép: Tỏi tươi đập dập khoảng 15 phút, sau đó pha với một ít nước ấm, uống như chè. Một ngày nên chế biến khoảng 1-2 tép tỏi sống.

- Tỏi dùng trong nấu ăn hàng ngày: Đập dập tỏi trước khi nấu 15 phút, sau đó bỏ trực tiếp vào món ăn. Lưu ý không nên đun nấu, phi tỏi ở nhiệt độ quá cao.

Sau khi ngâm tỏi với mật ong, đậy kín nắp lọ (hũ) và đặt ở nhiệt độ phòng ít nhất 14 - 20 ngày là có thể dùng. Muốn bảo quản lâu thì nên cho bình tỏi ngâm vào ngăn mát tủ lạnh rồi dùng dần.

Lưu ý: 

Tỏi tươi nên cắt lát mỏng hoặc đập dập 10 phút trước khi dùng.

Không nên chế biến tỏi ở nhiệt độ quá cao.

Nên ăn cùng bữa ăn và không nên ăn khi đói để tránh gây cản trở tiêu hóa.

Trong trường hợp bạn bị tiêu chảy hoặc dị ứng với tỏi (rất hiếm gặp) thì nên ngừng sử dụng.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Ngọc
Từ khóa: tỏi covid-19