6 loại rau củ không chế biến kỹ sẽ rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng, không nên bỏ qua

( PHUNUTODAY ) - Rau củ tuy là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng nếu không chế biễn kỹ sẽ có thể rất dễ khiến cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là 6 loại này.

Rau xanh là thực phẩm chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa được gọi là flavonoid. Chất flavonoid này có khả năng ngăn ngừa ung thư bằng cách ức chế phản ứng viêm, kiểm soát sự phát triển của tế bào, thậm chí khiến các khối u tự biến mất. Nhưng trong số đó, cũng có rất nhiều loại rau quen thuộc trong cuộc sống, trên thực chất lại chứa rất nhiều ký sinh trùng, giun sán. Nếu không biết cách làm sạch chúng thì tốt hơn hết không nên ăn chúng.

1. Củ sen

Củ sen là một loại thực phẩm có tác dụng giúp giải nhiệt, bổ phổi, làm đẹp da nên thường được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, môi trường sống của sen lại thường là vùng nước bùn nên có thể chứa nhiều loại ký sinh trùng. Không những vậy, trong củ sen còn có rất nhiều lỗ, tạo điều kiện cho ký sinh trùng sinh sôi. Chính vì vậy, trước khi sử dụng củ sen bạn cần phải chú ý làm sạch càng kỹ càng tốt.

Cach-chon-cu-sen-ngon-so-che-va-bao-quan-tot-de-co-nhieu-mon-ngon

2. Rau muống

Là một loại rau có giá trị dinh dưỡng với hàm lượng sắt tương đối cao, rau muống có thể giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt và những loại bệnh khác, cải thiện tình trạng thiếu máu, bảo vệ sức khỏe con người. Tuy nhiên, khả năng thích nghi với môi trường của loại rau này lại khá kém nên thường rất dễ bị vi khuẩn, vi rút xâm nhập.

Đồng thời, người trồng kém chất lượng trong quá trình canh tác còn sử dụng lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng để giúp rau to và xanh hơn. Chính vì vậy, khi chọn mua và ăn rau muống thì phải hết sức thận trọng. Tốt nhất nên chọn mua ở các cơ sở kinh doanh, sản xuất uy tín, chất lượng và vệ sinh thật sạch trước khi dùng.

3. Củ niễng

Củ niễng là một loại rau củ khá phổ biến ở những nước châu Á, thường mọc ở các khu vực đầm lầy, ao hồ nước ngọt và có nhiều tên gọi khác nhau như giao bạch, ngô lúa hoặc lúa miêu. Ngoài công dụng giúp chữa bệnh, củ niễng còn thường được dùng làm thực phẩm với nhiều món ăn đa dạng khác nhau được rất nhiều người yêu thích.

Không những vậy, cách chế biến cũng khá phong phú, có thể luộc, xào, nấu canh hoặc ăn sống hay thậm chí là làm nộm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia môi trường sống của loài cây này sống là dưới bùn nên tiềm ẩn rất nhiều ký sinh trùng. Vì vậy, không nên ăn sống mà hãy rửa thật sạch, nấu chín kỹ trước khi ăn và tuyệt đối không cho trẻ em, người già ăn.

cunieng2ehdc-16045592251491033521339

4. Súp lơ trắng

Thành phần của súp lơ có chứa nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường sinh lực cho những cơ quan và hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, cấu tạo của loại rau này, đặc biệt là súp lơ trắng rất khó làm sạch nên rất dễ trở thành nơi ẩn trú của một số loại ký sinh trùng. Chính vì vậy, khi sơ chế súp lơ, bạn nên chú ý cắt nhỏ để dễ làm sạch và chần qua nước sôi trước khi chế biến món ăn để loại bỏ mầm bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể.

5. Nấm sò

Nấm sò là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp giảm cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, nấm sò cũng rất giàu vitamin B3, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Nhưng nấm sò chưa nấu chín sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Hơn nữa, nấm sò nếu không được bảo quản tốt có thể bị nấm mốc, nhiễm khuẩn.

100g-nam-bao-ngu-bao-nhieu-calo-an-nam-bao-ngu-co-beo-map-khong-202205041324453421

6. Xà lách

Xà lách là loại rau phổ biến, có thể ăn sống với những món nướng hoặc nem cuốn. Trong thành phần rau xà lách có chứa nhiều chất xơ, vitamin và nhiều chất dinh dưỡng khácTuy nhiên, do rau xà lách có nhiều lá xếp chồng lên nhau nên dễ tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng trú ngụ. Do vậy, để hạn chế vấn đề này thì nên tách từng bẹ lá ra rửa sạch để loại bỏ hết các vi khuẩn, ký sinh trùng trú ngụ bên trong lá.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link