1. Chọn bình sữa đúng cách
Sử dụng bình sữa có góc cạnh. Bình sữa có góc hoặc nghiêng giúp giữ sữa luôn ở trên cùng của chai, nơi có núm vú ngay cả khi miệng bé di chuyển xung quanh bình sữa. Điều này giúp bé ngậm hết núm vú ở tất cả các lần bú sữa.
Để tránh xuất hiện các bong bóng khí, bạn hãy thử sử dụng bình sữa có van một chiều hoặc chai có ống hút như lỗ thông hơi.
Bình sữa có van một chiều được thiết kế đặc biệt để không khí không lọt vào được. Van này cho phép chỉ đủ lượng không khí vào chai để em bé có thể bú một cách dễ dàng mà không làm xuất hiện nhiều bong bóng khí.
Còn ở loại chai có ống hút, ống hút hoạt động như một lỗ thông hơi giúp bé bú sữa dễ dàng mà không nuốt phải bong bóng khí.
Nghiêng chai khi bạn cho bé bú để sữa lấp đầy toàn bộ núm vú (Ảnh: Internet)
2. Khử trùng
Để đảm bảo an toàn cho bé, tất cả các dụng cụ như bình sữa, núm ty phải được khử trùng trong lần đầu tiên sử dụng. Bạn có thể khử trùng bằng cách luộc trong nước sôi ít nhất 5 phút rồi dùng khăn sạch làm khô chúng. Sau đó, bạn chỉ cần rửa trong nước nóng với xà bông và một bàn chải chuyên dụng là đủ.
Tuy nhiên, nếu bạn pha sữa bằng nước giếng thì nên khử trùng bình sữa thường xuyên. Còn nếu mẹ sử dụng bình nhựa không bị biến dạng khi ở nhiệt độ cao thì có thể khử trùng bằng lò vi sóng, hoặc rửa sạch trong máy rửa chén.
3. Pha sữa đúng cách
Trộn sữa hoặc sữa bột vào 1 cái bát hay cái cốc riêng. Khuấy nhẹ sữa trong lúc pha để tránh bong bong khí.
Tránh rót sữa quá cao so với bình sữa. Thay vào đó, mẹ nên đặt bát hoặc cốc càng gần mép chai càng tốt và từ từ đổ sữa vào chai.
Tránh lắc chai, chỉ nên khuấy sữa. Để bình sữa một lúc trước khi cho bé bú. Mẹ nên pha sữa trước 5-10 phút thời gian cho bé bú sữa.
Dùng bình sữa có dung tích đủ cho một lần sử dụng. Mẹ nên để bình sữa đứng lúc pha và đổ sửa đầy bình để hạn chế các bong bóng khí.
4. Cho bé bú đúng tư thế
Giữ bình sữa nghiêng một góc 45o khi cho bé bú (Ảnh: Internet)
Giữ cho đầu của bé được nâng lên cao. Giữ bé ở tư thế nằm ngửa, đầu hơi cao. Tư thế này giúp bé nuốt và thở, trong khi trọng lực giúp mang sữa hoặc thức ăn xuống dạ dày của bé.
Giữ bình sữa nằm ngang, nghiêng chai khi bạn cho bé uống để sữa lấp đầy toàn bộ núm vú, và không có chỗ cho không khí.
Kiểm tra xem các vòng ở cổ chai đã được đóng đúng cách hay chưa. Khi thấy một bong bóng lớn hình thành mỗi khi bé bú sữa, lúc đó vòng ở cỗ chai đã được vặn chặt đúng cách. Nếu vặn chưa chặt hay chưa đúng cách, bạn sẽ thấy một loạt bong bóng khí xuất hiện ngay khi bé ngừng cố gắng bú sữa.
Nếu mẹ nghe tiếng mút ồn ào khi bé uống, thì có thể bé uống quá nhiều không khí. Để hạn chế, hãy giữ bình sữa nghiêng một góc 45 độ và điều chỉnh tùy theo lượng sữa trong chai. Mẹ cũng cần lưu ý không cho bé bú trong tư thế nằm thẳng và không dựng đứng bình sữa để tránh làm bé nghẹt thở.
5. Làm ấm sữa
Có nhiều cách để mẹ làm ấm bình sữa như: để bình sữa trong 1 tô nước nóng, đặt dưới vòi nước ấm, hoặc sử dụng bình giữ nhiệt.
Nếu bé quen uống sữa nguội thì mọi việc đơn giản hơn nhiều. Mẹ không cần tốn thời gian làm ấm sữa và bé cũng không cần chờ đợi sữa được làm ấm mỗi khi đói bất chợt.
Các mẹ lưu ý đừng bao giờ dùng lò vi sóng để làm ấm sữa. Bình sữa nhựa đặt trong lò sẽ rất dễ biến dạng khi nhiệt độ quá cao. Mặt khác, sức nóng của lò vi sóng cũng có thể làm phân hủy một số chất dinh dưỡng trong sữa.
6. Thời gian cho bú
Tương tự như khi bú sữa mẹ, các mẹ không nên áp dụng cho bé một chế độ chăm sóc quá cứng nhắc khi bé chỉ mới được vài tuần tuổi. Tốt nhất, cứ mỗi 2-3 giờ mẹ hãy cho bé bú một bình sữa hoặc cho bé bú khi đói.
Khi được một tháng tuổi, bé đã sẵn sàng cho việc ăn uống theo đúng thời khóa biểu để kiểm soát lượng sữa bé đã tiêu thụ, ngăn ngừa việc dung nạp quá nhiều.
Mẹ nên cho bé bú mỗi 3-4 giờ một lần. Khi bé đạt 4,5kg, bé sẽ cần khooảng 45 – 90ml sữa trong mỗi lần bú. Lưu ý, đừng ép bé uống thêm một khi bé đã no.
Cho con bú có được uống thuốc tránh thai khẩn cấp? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Thuốc tránh thai khẩn cấp bản chất là nội tiết tố nữ với hàm lượng cao, nếu sử dụng thuốc tránh thai chứa estrogen sẽ ảnh hưởng đê |