Thực phẩm nhiều muối
Những món ăn chứa nhiều muối như dưa muối chua, mì gói, thịt chế biến sẵn... có hàm lượng natri lớn. Đây là thủ phạm trong việc gây thiếu hụt canxi trong xương và dẫn đến lão hóa xương.
100 gram natri đi vào cơ thể sẽ có 26mg canxi được bài tiết cùng. Càng ăn nhiều natri, lượng canxi bị bài tiết ra ngoài càng lớn.\
Thực phẩm chứa nhiều chất béo
Những món ăn chứa nhiều chất béo không chỉ gây tăng cân mà còn làm cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể, về lâu dài dẫn tới loãng xương.
Chất béo là thành phần cơ bản cần cho nhiều hoạt động sống của cơ thể. Chế độ ăn uống thường ngày không thể thiếu chất này nhưng không nên ăn quá nhiều.
Nước ngọt
Các loại nước ngọt thường chứa nhiều phosphoric acid. Chất này kết hợp cùng với canxi sẽ tạo ra kết tủa không hòa tan hoặc tạo thành muối canxi dạng rắn. Việc này sẽ cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể, về lâu dài làm giảm lượng canxi trong xương, tăng nguy cơ loãng xương.
Cà phê
Cà phê là loại đồ uống được nhiều người yêu thích, mang lại cảm giác tỉnh táo, minh mẫn nhờ chứa caffein. Tuy nhiên, cũng chính caffein làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi trong ruột, làm tăng quá trình bài tiết canxi trong cơ thể. Vì vậy, bạn không nên tiêu thụ quá nhiều cà phê.
Thịt đỏ
Các loại thịt đỏ cung cấp nhiều protein, chất béo cùng các vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên sử dụng loại thực phẩm này ở lượng vừa phải. Tiêu thụ nhiều thịt đỏ sẽ làm tăng tình trạng viêm mãn tình, góp phần trực tiếp vào việc mất xương.
Nghiên cứu cho thấy những người có chế độ ăn với nhiều thịt và protein động vật có xu hướng có mật độ xương thấp hơn những người có chế độ ăn uống với nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
Các loại thịt đỏ như thịt bò chứa nhiều sắt, protein, chất béo... cần thiết cho cơ thể nhưng ăn nhiều lại cản trở quá trình hấp thụ canxi, làm tăng lượng canxi được bài tiết qua đường nước tiểu.
Đồ uống có cồn
Các loại đồ uống có cồn có thể làm tăng quá trình bài tiết canxi ra khỏi cơ thể, làm giảm mật độ xương, tăng tỉ lệ gãy xương, làm chậm quá trình phục hồi tổn thương của xương. Nếu uống rượu, bạn cũng chỉ nên sử dụng 1-2 ly/ngày.