Chế độ ăn uống có tác động trực tiếp tới người bệnh huyết áp thấp. Vậy người bị huyết áp thấp không nên ăn gì?
Sữa ong chúa
Sữa ong chúa luôn được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Nhưng dù tốt thế nào thì cũng không phải dùng sao cũng được, nhất là với người huyết áp thấp.
Trong sữa ong chúa có chứa hoạt chất insulin làm tăng phản ứng hạ đường huyết. Insulin tác động làm giãn động mạch và hạ huyết áp rất nhanh. Do vậy người huyết áp thấp không nên dùng.
Cà rốt
Cà rốt là loại củ giàu kali, ít natri. Nếu ăn nhiều cà rốt, lượng kali được bổ sung nhiều có thể khiến thận tăng đào thải natri vào nước tiểu, dẫn đến tụt huyết áp.
Táo mèo
Có thể nói táo mèo là một vị thuốc có tác dụng giãn mạch ngoại vi, rất tốt cho người cao huyết áp. Nhưng ngược lại, với tác dụng này táo mèo lại vô tình gây tổn hại người huyết áp thấp.
Cà chua
Cà chua là loại quả giàu lycopen được chứng minh làm giảm huyết áp. Do vậy người huyết áp thấp không nên dùng thường xuyên, đặc biệt là cà chua sống còn xanh.
Củ cải đường
Với người huyết áp cao, nếu uống 1 ly nước ép củ cải đường sẽ giúp giảm huyết áp nhanh chóng. Do đó nó sẽ không tốt cho người có tiền sử huyết áp thấp.
Mướp đắng
Mướp đắng có khả năng làm hạ đường huyết nên chỉ thích hợp với người cao huyết áp.
Ngoài các loại củ, quả nói trên thì người huyết áp thấp cũng nên tránh các loại rau sau:
- Cần tây, dưa hấu, tảo bẹ, tỏi, hạt hướng dương, hành tây,… tuy cơ chế chưa rõ ràng nhưng chúng đều có tác dụng giãn mạch, lợi tiểu và gây hạ huyết áp.
- Rau diếp cá, khoai tây, chuối,… rất giàu kali ít natri. Việc bổ sung nhiều kali sẽ làm thận tăng đào thải natri vào nước tiểu. Chính vì vậy ăn nhiều các loại rau này sẽ khiến bạn tụt huyết áp.
Những thói quen ảnh hưởng xấu tới người huyết áp thấp
Với bất kỳ bệnh nào, những thói quen xấu luôn tác động làm nặng hơn tình trạng bệnh. Đối với huyết áp thấp thì những thói quen xấu nên bỏ như:
- Lười uống nước: Nếu không uống đủ nước, lưu lượng tuần hoàn sẽ giảm, khiến huyết áp hạ thấp.
- Thức khuya: Hệ thần kinh điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ thể và điều hòa huyết áp. Đêm khi bạn ngủ cũng là lúc hệ thần kinh nghỉ ngơi. Nếu bạn thức khuya, hệ thần kinh không những không được nghỉ mà còn phải hoạt động nhiều hơn. Điều này khiến nó lao lực, mệt mỏi, ảnh hưởng xấu tới chức năng điều hòa huyết áp.
- Thói quen ăn uống không điều độ: Mục đích của ăn uống không phải để dạ dày của bạn thấy no. Ăn uống giúp bổ sung dinh dưỡng để cơ thể sản xuất máu. Với thói quen ăn uống không điều độ, cơ thể sẽ không được bổ sung đủ dưỡng chất để tạo máu.
- Ăn quá no: Khi ăn no, lượng máu được dồn nhiều đến dạ dày và ruột để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Điều này đồng nghĩa với việc lượng máu đến các cơ quan khác giảm, nhất là não bộ và dẫn đến chóng mặt, choáng váng… Đây còn gọi là hạ huyết áp sau ăn.
- Thay đổi tư thế đột ngột: Thỉnh thoảng bạn sẽ gặp phải tình trạng chóng mặt, choáng váng,… khi đang ngồi hoặc nằm sau đó đứng lên đột ngột. Đây là dấu hiệu của lưu thông máu kém. Nếu tình trạng này không được cải thiện, hạ huyết áp sẽ tiến triển nặng hơn và gây nguy hiểm cho người bệnh.