Không ăn quả hồng cùng trứng
Ăn quả hồng (quả hồng giòn) sau khi ăn trứng sẽ không mang lại lợi ích cho sức khỏe. Sự kết hợp của hai thực phẩm này có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, viêm ruột cấp tính, nôn mửa.
Không ăn quả hồng khi ăn canh cua
Canh cua và quả hồng là hai món ăn ngon nhưng không được dùng cùng nhau. Chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng gặp protein trong thịt cua sẽ tạo thành các kết tủa rắn. Những kết tủa này tích tụ lại trong ruột lâu này sẽ bị lên men, thối rữa. Nó có thể gây ra tình trạng buồn nôn, đau bụng, đi ngoài... Nghiêm trọng hơn, các chất này không thể đào thải ra bên ngoài mà tích tụ lại và tạo thành sỏi, gây hại cho sức khỏe.
Không ăn quả hồng cùng khoai lang
Khoai lang là thực phẩm quen thuộc đối với mọi người. Khi ăn khoai lang, bạn nên tránh ăn hồng và ngược lại. Khoai lang chứa nhiều tinh bột. Khi đi vào dạ dày, nó sẽ kích thích dạ dày sản sinh nhiều axit. Nếu tiếp tục ăn quả hồng, tannin và các chất khác trong hồng gặp tinh bột và axit sẽ tạo thành kết tủa không hòa tan. Các kết tủa này khó tiêu, khó đào thải, cản trở tiêu hóa. Về lâu dài, nó có thể tạo thành sỏi trong đường tiêu hóa.
Không ăn quả hồng cùng thịt ngỗng
Hồng chứa tannin. Thịt ngỗng giàu protein. Tannin gặp protein sẽ tạo thành kết tủa tích tụ trong dạ dày. Kết tủa này khó tiêu hóa, có thể gây cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa.
Không ăn quả hồng khi đói
Khi đói, bạn nên tránh ăn quả hồng dù thích loại quả này đến mấy. Hông chứa nhiều tannin và pectin. Nếu ăn lúc đói, các chất này sẽ phản ứng với axit dạ dày và tạo thành sỏi.
Sỏi hình thành và không được đào thải ra ngoài sẽ làm tắc nghẽn đường tiêu hóa. Khi đó, người bệnh sẽ thường xuyên gặp các biểu hiện như đau quặn bụng trên, nôn mửa...
Không ăn quả hồng khi uống rượu
Rượu tính nóng, có độc. Quả hồng mang tính hàn. Uống rượu và ăn quả hồng cùng lúc sẽ kích thích bài tiết đường ruột. Chất tannin trong quả hồng đi vào dạ dày sẽ tọa thành chất dính nhầy, dễ tích lại thành các khối kết tủa khó tiêu hóa và về lâu dài sẽ gây ra tình trạng tắc ruột.
Không ăn quả hồng khi tiêu hóa kém hoặc khi bị tiểu đường
Người bị tiêu chảy, sức khỏe kém, người bị cảm lạnh, phụ nữ sau sinh nên tránh ăn quả hồng. Người có dạ dày kém, mắc các bệnh về đường tiêu hóa cũng cần tránh sử dụng loại trái cây này.
Ngoài ra, người bị tiểu đường cũng không nên ăn quả hồng. Loại quả này có 10,8% carbohydrate, hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản. Khi ăn, các chất này được cơ thể hấp thụ một cách dễ dàng và làm lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng. Đây chính là lý do những người bị tiểu đường, không kiểm soát được đường huyết nên tránh ăn quả hồng để không làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.