Sống trên đời, con người ai cũng mưu cầu hạnh phúc, đạo Phật cũng hướng đến hạnh phúc. Đây là cái đích cuối cùng mà ai cũng phấn đấu, nỗ lực để đạt được.
Hạnh phúc đối với mỗi người được định nghĩa khác nhau, không ai giống ai, đối với người này giàu có là hạnh phúc, nhưng đối với người kia khỏe mạnh là hạnh phúc... Trên đời có muôn ngàn niềm hạnh phúc, vui sướng khác nhau, tùy thuộc vào mưu cầu và mong muốn của từng người.
Tuy nhiên, không phải cứ đạt được những gì mình mong muốn đã là hạnh phúc. Hạnh phúc chân thực chỉ đạt được khi ta được giải thoát khỏi mọi sự đau khổ phiền não trong tâm trí. Và chỉ khi thấy được sự thật và chân lý của cuộc đời, tức là giác ngộ, ta mới đạt được giải thoát hoàn toàn.
Đạo Phật là con đường luôn rộng mở, bình đẳng cho tất cả mọi người, thuận theo lẽ tự nhiên mà đưa những hành giả đã phát nguyện lớn, tinh tấn, nhất tâm và luôn tỉnh táo đến mục đích tối hậu cao quý.
Đạo Phật là biển lớn, con người hiểu được một phần nhỏ thôi, cuộc đời đã được giải thoát bội phần. Dưới đây là những điều nhất định cần ghi nhớ:
1. Mất đi thứ gì đó, có cần phải tiếc nuối truy tìm?
Phật giảng: Mất đi thứ gì đó, kỳ thực nó không thực sự thuộc về bạn, cho nên không cần tiếc hận, càng không cần phải truy tìm.
2. Cuộc sống quá mệt mỏi, như thế nào mới thoải mái?
Phật giảng: Cuộc sống mệt mỏi, một nửa là do sinh tồn, một nửa là do dục vọng ganh đua so sánh.
3. Ngày hôm qua và ngày hôm nay, làm thế nào để nắm giữ?
Phật giảng: Đừng để ngày hôm qua chiếm giữ ngày hôm nay của bạn.
4. Đối với bản thân như thế nào, đối với người khác ra sao?
Phật giảng: Đối tốt với bản thân mình, bởi vì cuộc đời này không lâu; đối tốt với người xung quanh mình, bởi vì kiếp sau có thể không còn gặp lại.
5. Như thế nào là xin lỗi có lịch sự?
Phật giảng: Thật lòng xin lỗi là một loại chân thành, không ngần ngại là một loại lễ độ. Nếu bạn giải thích chân thành, nhưng lại không có được lễ độ, thì có thể đối với đối phương là kém hiểu biết và thô tục.
6. Như thế nào để cân bằng hạnh phúc và bi thương?
Phật giảng: Một người chỉ có một trái tim, nhưng lại có hai tâm. Một cái là hạnh phúc, một cái là bi thương, không cần cười đến quá to, nếu không sẽ đánh thức tâm bi thương bên cạnh.
7. Chúng ta nên phải như thế nào để “làm đến nơi đến chốn”?
Phật giảng: Chỉ cần chân của bạn còn trên mặt đất, cũng đừng thấy mình quá nhẹ; chỉ cần bạn còn sinh sống trên địa cầu, cũng đừng thấy mình quá to lớn.
8. Có người nói tình yêu sẽ vì thời gian mà nhạt phai, có đúng vậy không?
Phật giảng: Tình yêu khiến người ta quên mất thời gian, thời gian cũng khiến người ta quên mất tình yêu.
9. Hai người yêu nhau nhưng không thể sống bên nhau, phải làm sao?
Phật giảng: Không thể sống bên nhau thì không thể sống bên nhau, kỳ thực cả đời này cũng không còn dài như vậy! Hãy trân quý mỗi lần tương ngộ!