Ăn lẩu đừng thả 6 loại rau này vào nồi, vừa mất ngon lại cạn hết dinh dưỡng

( PHUNUTODAY ) - Khi ăn lẩu, chắc chắn rau là một thứ không thể thiếu. Nhưng không phải kết hợp rau và lẩu tùy hứng được nha, một số món lẩu "kén" rau, không phải loại rau nào cũng có thể ăn kèm bởi chúng có thể sinh độc ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lẩu gà không nên ăn kèm rau kinh giới

Trong Đông y thịt gà là vũ cầm, thuộc phong mộc về tạng can. Còn kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí, hạ ứ huyết. Nếu ăn thịt gà mà kèm rau kinh giới có thể xảy ra hiện tượng chóng mặt, ù tai, run rẩy, ngứa ngáy…

Lẩu tôm, cua, sò, ốc không nên ăn kèm cà chua

Những món giàu Vitamin C rất kỵ với hải sản, trong khi đó cà chua lại chứa rất nhiều Vitamin C. Khi kết hợp với asen pentavenlent có trong tôm, cua, sò ốc… sẽ tạo thành Asen Trioxide. Nếu ăn nhiều, có thể bạn sẽ đối mặt với nguy cơ ngộ độc, thậm chí là nguy hiểm tính mạng.

loai-rau-khong-nen-an-lau

Lẩu bò không nên ăn kèm rau mồng tơi

Trong Đông y, thịt bò có tính ôn (ấm) còn rau mồng tơi lại có tính hàn, vị chua, trơn nhầy… Kết hợp 2 thứ này lại sẽ khiến người ăn bị đau bụng, nhẹ thì đầy bụng khó tiêu, nặng thì gây táo bón.

Với từng loại lẩu sẽ có những loại rau ăn kèm khác nhau như:

  • Lẩu riêu cua: Nên ăn kèm với rau sống, hoa chuối thái mỏng…
  • Lẩu ốc: Rau tía tô thái nhỏ, rau muống chẻ, đậu phụ…
  • Lẩu vịt: Rau ngổ, rau muống…
  • Lẩu gà: Rau cải xanh, bắp chuối, rau muống, ngải cứu…
  • Lẩu bò: Dứa, chuối xanh, rau cải thảo, rau cải ngọt, cải thìa…
  • Lẩu hải sản: Hành tươi, dứa, các loại rau thơm, rau muống, rau cần, cải ngồng...

Những món lẩu chắc chắn sẽ không thể thiếu rau ăn kèm đúng không nào. Nhưng không phải bạn muốn kết hợp chúng lại là được đâu nha. Mong rằng qua bài viết này có thể giúp bạn chọn đúng loại rau cho nồi lẩu của mình để tránh gây hại cho sức khỏe.

Theo:  xevathethao.vn copy link