Erica Leresche (27 tuổi, sống tại Mỹ) đã tiết kiệm được 30.000 đô la (691 triệu) trong số tiền kiếm được khoảng 50.000 đô la (hơn 1,1 tỷ đồng).
Theo Leresche, việc cô có thể tiết kiệm được là do sự nuôi dạy của gia đình. Khi Leresche còn nhỏ, gia đình cô đã trải qua một biến cố lớn, phải vật lộn với tài chính vì cha mẹ cô không có bất cứ khoản tiết kiệm nào cho việc nghỉ hưu.
Vào năm ngoái, mẹ của Leresche phải nhập viện vì mắc Covid-19, tiền viện phí quá cao khiến Leresche càng nhận ra rằng bạn thực sự không thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra trong cuộc sống. Nó càng cho cô thấy việc tiết kiệm là cần thiết. Leresche cũng chia sẻ cách tiết kiệm mà cô đã áp dụng để có được gần 700 triệu sau 3 năm.
Tự áp đặt một loại thuế vô hình cho bản thân
Leresche tự đánh thuế bản thân mình. Điều này có nghĩa là dù số dư thẻ tín dụng là bao nhiêu vào cuối tháng cô cũng sẽ trả hết và sau đó gửi một số tiền tương đương 10% vào khoản tiết kiệm. Chẳng hạn, nếu bảng sao kê thẻ tín dụng của Leresche là 300 đô la (gần 7 triệu đồng), cô sẽ trả hết số tiền đó cộng với khoản tiết kiệm 30 đô la (gần 700.000đ).
Nhờ cách này, số tiền tiết kiệm của Leresche tăng lên, chi tiêu giảm đi vì cô không muốn mình phải trả thêm tiền vào cuối tháng.
Đừng tước đi những thứ bạn yêu thích
Mặc dù giảm chi phí nhưng cũng đừng tước đoạt những thứ quan trọng đối với bạn. Bạn có tìm đến những thứ tốn ít ngân sách mà vẫn làm bạn hạnh phúc và đừng cắt giảm khoản đó.
Chẳng hạn, Leresche thích uống cà phê, cô vẫn mua một ly vào buổi sáng và để bù lại cô tự nấu ăn trưa để tiết kiệm.
Đừng rơi vào lạm phát lối sống
Thường nếu như bạn thăng chức hoặc tăng lương bạn sẽ muốn chi tiêu nhiều hơn. Điều này được gọi là “lạm phát lối sống”. Trong suốt 6 năm làm việc thu nhập của Leresche đã tăng lên đáng kể.
Mặc dù vậy, Leresche không để điều đó ảnh hưởng đến số tiền mình chi tiêu. Thậm chí, dù thu nhập tăng gấp đôi thì Leresche vẫn giữ nguyên cách chi tiêu như ban đầu. Leresche cho biết, mỗi năm được tăng lương hoặc thăng chức cô sẽ tự động phân bổ số tiền đó vào khoản tiết kiệm.
Ưu tiên cho các khoản chi dài hạn
Bản thân mỗi người đều có nhiều kỳ vọng nhưng điều quan trọng là phải quyết định xem bạn muốn gì trong dài hạn và sẽ chi trả như thế nào.
Khi chọn chuyên ngành đại học, Leresche cũng chọn một con đường sự nghiệp được trả lương cao hơn một chuyên ngành mà cô ấy đam mê.