Bà mẹ trẻ khai nhận hành vi dìm chết con trai 35 ngày tuổi trong chậu nước

17:00, Thứ tư 14/06/2017

( PHUNUTODAY ) - Chiều ngày 14/6, tại cơ quan công an thành phố Hà Nội, đối tượng Phan Thị Trinh (SN 1997) cho rằng "cảm giác như có ai nhập vào người " nên không kiểm soát được hành vi của bản thân. Đồng thời, tường trình lại toàn bộ quá trình thực hiện vụ việc.

Sau hơn 30 giờ tích cực điều tra kể từ khi nhận án, cơ quan CSĐT Công an TP. Hà Nội đã xác định được nghi phạm gây ra cái chết của cháu Vũ Việt Anh chính là chị Phan Thị Trinh (SN 1997, mẹ đẻ của cháu).

avar-1497427496202-0-0-2981-4800-crop-1497427516015

 Đối tượng Phan Thị Trinh đã khai nhận toàn bộ hành vi gây án 

Cơ quan điều tra Công an Hà Nội cho biết, ngày 12/6, vẫn như mọi ngày, cháu Việt Anh ngủ thì Trinh đặt con nằm bên trong cùng sát tường, mình nằm giữa và chồng nằm ngoài. Khoảng 2h sáng, nghe tiếng con khóc, Trinh dậy cho con bú khoảng 5 phút thì cháu Việt Anh ngủ. 

Tuy nhiên, sau đó Trinh thấy đau đầu, cảm giác như có ai nhập vào người khiến Trinh mất kiểm soát. Đối tượng bế con trai từ phòng ngủ ra gần cầu thang lối lên tầng 2 của gia đình, thấy có chậu hàng ngày tắm cho cháu Việt Anh đầy nước, Trinh liền thả cháu vào chậu trong tư thế sấp mặt xuống đáy chậu rồi đi xuống nhà vệ sinh tầng 1.

Sau khi thực hiện hành vi giết người, Trinh lên phòng tầng 2 ngủ như bình thường. Trong lúc đi lên tầng 2 thì thấy cục than hoa, Trinh liền viết dòng chữ "TAO SẼ GIẾT CHÁU MÀY LĂNG" rồi lên giường đi ngủ cho đến khi ông Vũ Đình Lăng (SN 1948, bố chồng Trinh) phát hiện sự việc và gọi hai vợ chồng dậy.

Theo cơ quan CSĐT – CATP Hà Nội, nguyên nhân dẫn đến vụ án thương tâm này là do Phan Thị Trinh mắc bệnh trầm cảm nặng, nên xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực. 

15895177_2223654707860639_7832787491079834786_n

 Phan Thị Trinh và chồng trước khi xảy ra vụ việc

Đây cũng là căn bệnh mà nhiều bà mẹ sau sinh mắc phải. Nếu có dấu hiệu trầm cảm hoặc các bệnh lý khác thì phải có biện pháp điều trị phù hợp, can thiệp tích cực, theo dõi thường xuyên, luôn có người thân bên cạnh túc trực trò chuyện chia sẻ. Với những trường hợp trầm cảm nặng cũng cần phải có biện pháp bảo vệ an toàn cho chính người bị trầm cảm và những người xung quanh để tránh những vụ án thương tâm tương tự có thể xảy ra vì những hành vi mất kiểm soát đau lòng này. 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Huệ Anh