Ban đêm có 3 biểu hiện này chứng tỏ axit uric đã "vượt chuẩn": Cẩn thận gout, sỏi thận, suy thận "ghé thăm"

( PHUNUTODAY ) - Dư thừa axit uric trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như gout, sỏi thận, suy thận... Khi thấy cơ thể có những biểu hiện dưới đây, bạn cần đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.

Thói quen sống không tốt có thể khiến axit uric tăng cao. Không kiểm soát tốt lượng axit uric trong cơ thể có thể gây ra các bệnh lý như gout, sỏi thận, suy thận, xơ cúng động mạch...

Khi axit uric trong cơ thể vượt ngưỡng cho phép, nguy cơ đầu tiên mà bạn phải đối mặt là bệnh gout. Đau là đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở bệnh nhân bị gout. Cơn đâu của bệnh gout thường xuất hiện đột ngột, dữ dội và kèm theo hiện tượng sưng, đỏ ở khớp. Cơn đau do gout khởi phát không có tính chất đều đặn, có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường, thời tiết, chế độ ăn uống... nên gây rất nhiều khó khăn cho người bệnh.

ban-dem-co-3-bieu-hien-nay-chung-to-axit-uric-vuot-chuan-01

Ngoài ra, axit uric dư thừa sẽ lắng đọng tại dai, mô mềm thành các hạt tophi hoặc tạo thành sỏi urat ở thận, gây ra sỏi thận, suy thận.

Khi thấy có những biểu hiện này xuất hiện, bạn cần hết sức cẩn trọng:

Đau về đêm

Cơn đau của bệnh gout thường khởi phát bất ngờ và hay xảy ra đột ngột trong đêm. Khi đang ngủ say, người bệnh có thể bị một cơn đâu như dao cắt đánh thức, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ.

Bệnh gout gắn liền với triệu chứng tăng axit uric máu. Thông thường, axit uric hòa tan trong máu, đi qua thận và được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Tuy nhiên, đôi khi cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric hoặc thận bài tiết quá ít axit uric khiến cho chất này bị tích tụ lại trong cơ thể. Các tinh thể urat sẽ hình thành trong khớp hoặc mô xung quanh khớp gây đau, viêm và sưng.

Bên cạnh đó, nếu axit uric dư thừa trong cơ thể tích tụ lại và tạo thành sỏi, nó sẽ gây ra những cơn đau quặn ở thận, đau ở hông, lưng lan xuống bẹn, cơ quan sinh dục, gây tiểu ra máu.

Đau khớp nghiêm trọng

ban-dem-co-3-bieu-hien-nay-chung-to-axit-uric-vuot-chuan-02

Người bị bệnh gout thường gặp tình trạng đau khớp rất nghiêm trọng. Đặc biệt là khớp xương bàn chân đầu tiên của ngón cái. Cơn đau xảy ra rất dữ dội khiến người bệnh không thể bỏ qua. Cơn đau này có thể di chuyển đến cổ chân, đầu gối, các khớp ngón tay và các bộ phận khác với tần suất ngày càng dày đặc.

Sưng khớp

Khi bị gout, người bệnh cũng có biểu hiện rõ ràng là sưng, đỏ khớp bất thường

Tinh thể urat lắng đọng thành các cục tophi ở các khớp gây ra tình trạng viêm, sưng đau dữ dội, phá hủy các khớp xương gây tàn tật vĩnh viễn nếu khoogn được điều trị.

3 thói quen làm tăng axit uric trong cơ thể

Ăn nhiều thực phẩm chứa purin

Axit uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa purin. Khoảng 1/3 axit uric trong cơ thể đến từ thức ăn. Chế độ ăn uống hàng ngày có nhiều thực phẩm chứa hàm lượng purin cao sẽ khiến lượng axit uric trong cơ thể tăng lên, lâu dần gây ra bệnh gout.

Các thực phẩm có hàm lượng purin cao là cá cơm, sò điệp, cá thu, cá mòi, các loại thịt đỏ...

Nghiện rượu

Khi uống rượu, cơ thể sẽ kích thích quá trình tổng hợp axit lactic và ức chế quá trình bài tiết axit uric ở ống thận. Rượu sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng đào thải axit uric của thận đồng thời làm tăng axit uric trong cơ thể.

Ngoài ra, các món nhậu kèm rượu đa phần là thực phẩm giàu purin. Điều này càng làm tăng thêm lượng axit uric trong máu.

Lạm dụng aspirin

Aspirin, thuốc lợi tiểu và các loại thuốc khác nếu dùng không đúng cách có thể làm ảnh hưởng đến quá trình đào thải axit uric, làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link