Suy thận nặng vì thói quen ăn sáng
Thanh niên bây giờ không ít anh chàng muốn chứng tỏ khả năng của mình với người yêu. Từ công việc đến cả tài sản mà mình có được, do đó không ít anh nuôi ý chí tiết kiệm để có được tương lai sáng lạn hơn.
Anh Ngô là 1trường hợp điển hình, chỉ mới 26 tuổi nhưng không ít lần gia đình giục anh sớm có vợ để cùng nhau xây dựng mái ấm. Một phần để ông bà có cháu ẩm bồng hủ hỷ cho vui cửa vui nhà. Nhưng cho là mình còn trẻ anh muốn tự tạo cho mình một tương lai, có đủ nhà xe đề huề trước khi rước cô dâu mới về. Việc đó không thôi thúc giục anh tiết kiệm, từ ăn uống đến những bữa tiệc thâu đêm cùng bè bạn anh cũng vô cùng cân nhắc.
Mỗi bữa sáng anh chỉ ăn vài cái bánh quẩy chiên kèm ly sữa đậu nành nóng hổi, Anh ăn như thế suốt 5 năm qua. Cách đây không lâu anh thấy cơ thể hay bị mệt, thường hay bị đau lưng. Lúc đầu anh còn nghĩ do không công việc áp lực quá mức nên khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái stress nặng. Anh quyết định bỏ bớt những việc không cần thiết và tập sống khoa học lại, kể cả việc chơi thể thao.
Đến một hôm anh phát hiện tay chân mình bị phù nề, nước tiểu có màu đỏ như máu. Hoảng hồn anh lập tức đến bệnh viện để kiểm tra, sau khi tiến hành đầy đủ các xét nghiệm anh hay tin như trời gián, bác sĩ cho biết anh đã bị suy thận nặng . Ngoài việc phải chạy thận nhân tạo thì anh rất cần phải ghép thận.
Theo các bác sĩ chuyên khoa trường hợp của nha Ngô là do ăn quẩy và uống sữa đậu nành vào buổi sáng trong thời gian dà.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong cứ 100g bánh quẩy có chứa khoảng 50-55mg nhôm. Trong khi đó, lượng nhôm cho phép đi vào cơ thể không quá 0,7mg/1kg trọng lượng cơ thể. Việc anh Ngô mỗi ngày ăn 3 chiếc quẩy, chính là đưa lượng nhôm vào cơ thể vượt mức cho phép gây nên suy thận.
Chưa kể trong bánh quẩy có rất nhiều chất phụ gia nguy hiểm khác, như phèn chua, soda. Phèn chua là một loại muối nhôm (nhôm sunfat hydrat), sau khi cho thêm vào bột làm bánh có tác dụng làm quẩy phồng xốp.
Thói quen hại thận
1. Không uống đủ nước
Chức năng quan trọng nhất của thận là lọc máu và loại bỏ độc tố, chất thải. Khi bạn không uống đủ nước, các chất này bắt đầu tích tụ lại và sau đó gây hại nghiêm trọng đến cơ thể. Theo khuyến cáo, bạn nên uống 1,5-2l/ngày.
2. Tiêu thụ nhiều muối
Cơ thể cần natri, có trong muối, để làm việc đúng cách. Tuy nhiên, nhiều người có xu hướng tiêu thụ quá nhiều muối so với lượng khuyến cáo. Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng huyết áp và gây áp lực lên thận.
Lưu ý bạn không nên ăn quá 5 gr muối/ngày.
3. Nhịn tiểu
Vì lí do công việc quá bận hoặc nhà vệ sinh không sạch sẽ, nhiều người thường nhịn tiểu. Họ không ngờ thói quen không đáp ứng "tiếng gọi của thiên nhiên" thường xuyên sẽ làm nước tiểu bị giữ lại, từ đó làm tăng áp lực lên thận, dẫn đến suy thận, sỏi thận.4. Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn chứa rất nhiều muối và phốt pho. Những người bị bệnh liên quan đến thận được khuyến cáo hạn chế đưa phốt pho vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Còn với những người bình thường, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng dung nạp nhiều phốt pho từ thực phẩm chế biến sẵn có thể ảnh hưởng tới thận và xương.
5. Ăn nhiều thịt đỏ
Protein ở động vật tạo ra một lượng axit cao trong máu, từ đó có thể hại thận và gây ra chứng nhiễm toan, một tình trạng mà thận không thể loại bỏ axit kịp thời.
Mặc dù protein rất cần thiết cho cơ thể nhưng bạn nên thực hiện một chế độ ăn cân bằng, thêm nhiều hoa quả và rau củ. Bạn cũng có thể nạp protein từ thực vật.