Thường thức khuya sau 11h đêm cô giáo 27 tuổi mắc ung thư gan giai đoạn cuối

( PHUNUTODAY ) - Thức khuya sau 11h đêm cô giáo 27 tuổi mắc ung thư gan giai đoạn cuối lời cảnh tỉnh tới toàn thể nhân loại.

ung-thu-gan

4 năm trước, Bội Nhi tốt nghiệp trường Đại học sư phạm Tứ Xuyên. Năm thứ 2 sau ngày tốt nghiệp đại học, nhờ sự cố gắng không ngừng của mình, cô đã được vinh danh là một trong những giáo viên giỏi. Cũng chính vì thế, Bội Nhi rất bận, cô gần như không có thời gian dành riêng cho bản thân mình. Đến thời gian ngủ, Bội Nhi còn chẳng có nữa là thời gian làm đẹp. Hầu như mỗi tối cô đều không được ngủ đủ giấc, ngủ cũng không ngon, vầng thâm quầng mắt ngày càng trở nên rõ ràng.

Mấy tháng gần đây, cô cảm thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi, khó chịu, nhưng cô lại chủ quan cho rằng đây là phản ứng bình thường khi làm việc quá sức. Vì thế, Bội Nhi không đến bệnh viện khám sức khỏe và vẫn tiếp tục làm việc. Nhưng tình trạng cơ thể ngày càng chuyển biến xấu.

Cô thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, ói mửa và thậm chí, cô phải dừng lại giữa bài giảng trên lớp. Mãi đến khi các thầy cô giáo khác phát hiện tình trạng này mới đưa cô đi bệnh viện. Sau khi kiểm tra, xét nghiệm, bác sĩ kết luận cô bị ung thư giai đoạn cuối và hiện không có cách nào cứu vãn được bệnh tình của cô nữa.

Những người thân của Bội Nhi nói, cô ấy là một giáo viên giỏi, cũng không có thói quen xấu nào tại sao lại bị bệnh nặng như vậy. Tuy nhiên, bác sĩ hỏi đến thói quen sinh hoạt của Bội Nhi, cô ấy nói do công việc bận nên thường xuyên phải thức khuya, đặc biệt thời gian gần đây cô bị trầm cảm nặng nề do áp lực công việc và gia đình. Chính thói quen thức khuya và căn bệnh trầm cảm đã khiến cho gan bị tổn thương nghiêm trọng.

Trên thực tế, thức khuya không ảnh hưởng trực tiếp đến gan. Tuy nhiên, "cái gì quá cũng không tốt", nếu tình trạng này kéo dài, các cơ quan của cơ thể phải làm việc nhiều sẽ sản sinh ra nhiều chất cặn bã dư thừa của hoạt động chuyển hóa của tế bào các cơ quan, điều này sẽ làm tăng gánh nặng đối với hoạt động chuyển hóa thải trừ và giải độc của gan, rồi từ đó sẽ làm cho chức năng gan bị ảnh hưởng từ từ, âm thầm, lâu dài.

Đồng thời, thức khuya kéo dài làm đảo lộn nhịp sinh học của cơ thể, điều đó có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, từ đó gây ung thư gan, viêm túi mật và nhiều bệnh lý khác…

Hậu quả chết người từ việc thức khuya

Ung thư gan

Thường xuyên thức khuya còn làm giảm sức đề kháng của cơ thể, điều này cũng khiến khả năng tự hồi phục của gan vào ban đêm trở nên kém. Thức khuya làm cho gan không thể hoàn thành việc bài tiết các độc tố ra khỏi cơ thể dẫn đến cơ thể bị thiếu máu. Theo thời gian, các tế bào gan bị tổn thương rất khó được hồi phục, gây hại lớn cho cơ thể, thậm chí là viêm gan, ung thư gan.

Bệnh tim mạch

Thiếu ngủ dẫn đến rất nhiều căn bệnh nguy hiểm trong đó có tim mạch. Bởi khi thức khuya, cơ thể chúng ta mệt mỏi dễ gây cáu gắt, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý tim mạch.

Giảm trí nhớ

Thức khuya lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến não bộ rất nhiều vì hệ thần kinh luôn phải làm việc dẫn đến tình trạng quá sức. Lúc này, hệ thần kinh và não bộ sẽ bị tổn thương gây ra hiện tượng suy giảm trí nhớ, thiếu tập trung, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt,.. Điều chắc chắn rằng, dù có ngủ bù bao nhiêu cũng khó có thể phục hồi!

Béo phì

Càng về đêm, chúng ta sẽ có cảm giác đói và thèm ăn. Đôi khicơn đói cũng có thể xuất phát từ sự nhàm chán, gây buồn miệng.Tuy nhiên, nếu ăn vào giờ này, sẽ tạo áp lực lên các cơ quan tiêu hóa,khi không đủ sức để tiêu hoá hết thức ăn sẽ khiến các chất tích tụ thành mỡ gây béo phì.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link