1. Làm ấm thanh quản trước khi bắt đầu một bài thuyết trình, bài giảng
Trước khi bắt đầ thuyết trình hay phải làm gì để sử dụng giọng nói to trong một khoảng thời gian dài thì việc làm ấm thanh quản là một trong những cách bảo vệ giọng nói hiệu quả, tránh gây ra tình trạng khàn giọng. Có rất nhiều phương pháp để làm ấm giọng như tập luyện các bài tập về thở, kỹ thuật giải phóng sức ép của hàm và môi, tập lưỡi, cân quãng tám, và các bài tập hạ nhiệt.
Sau khi thực hiện các phương pháp trên này, bạn sẽ có cảm giác cổ họng của mình được ấm lên và việc sử dụng giọng nói quá nhiều cũng sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Hãy nhớ một điều rằng, cổ họng cũng giống như bất kỳ một phần nào khác trên cơ thể, đều cần phải được luyện tập và chuẩn bị để có thể hoạt động một cách tốt nhất.
2. Tránh thay đổi âm lượng khi không cần thiết
Một trong những thứ có thể dễ gây bất lợi nhất cho giọng nói đó là thay đổi âm lượng một cách đột ngột. Nếu bạn kêu la hay hét lên quá nhiều, lớp niêm mạc của dây thanh quản rất dễ bị tổn hại, các cơ ở cổ họng cũng trở nên thắt chặt hơn và hơi thở trở nên yếu hơn. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải mất một thời gian khá dài để có thể khôi phục lại giọng nói như bình thường.
Đây cũng là một trong những lý do mà một số người làm huấn luyện viên, giáo viên hay những người thường xuyên phải la hét thường sẽ bị mất tiếng. Cứ mỗi lần to tiếng lại đau rát họng, khỏi xong lại to tiếng và đau rát họng. Nó giống như một vòng luẩn quẩn, lặp lại thường xuyên khiến bạn càng cố gắng thì giọng nói lại càng trở nên tệ hơn.
3. Không nên hắng giọng quá nhiều
Hắng giọng là một trong những thói quen của rất nhiều người. Tưởng chừng như hành động này luôn vô hại nhưng về lâu dài sẽ khiến cho giọng nói của bạn lại bị ảnh hưởng rất nhiều. Nếu càng ho và hắng giọng mạnh, càng rất dễ gây tổn thương đến thanh quản. Vì, khi bạn hắng giọng, các dây thanh quản sẽ bị xô vào nhau, lâu dần dẫn đến thanh quản bị tổn thương và khàn giọng.
Chính vì vậy, thay vì bạn hắng giọng khi nói, bạn hãy uống một ngụm nước cho đỡ khô họng. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, bạn nên đi khám bác sĩ vì có thể bị dị ứng hoặc xoang.
4. Không hút thuốc
Ai cũng biết một điều rắng, hút thuốc rất có hại cho sức khỏe. Nhưng lại ít ai biết rằng, việc làm này cũng sẽ khiến bạn mất đi giọng nói hay, trong trẻo. Nếu bạn muốn bảo vệ giọng nói một cách tốt nhất mà lại có thói quen hút thuốc lá thì việc cai thuốc chính là cách rất hiệu quả. Hoặc những ai không có thói quen này thì hãy luôn duy tì như vậy nhé!
Nguyên nhân là bởi khi hút thuốc, luồng khói độc hại của thuốc lá sẽ khiến cho dây thanh quản bị kích thích dẫn đến tình trạng bị "mệt mỏi", âm thanh phát ra sẽ không còn độ trong trẻo nữa. Ngoài ra, việc hút thuốc còn làm cho giọng khàn đi, khó thở, thậm chí nếu hút thuốc quá lâu sẽ có thể dẫn tới ung thư thanh quản.
5. Luôn giữ thanh quản ẩm
Uống nước, nước hoa quả, trà thảo mộc là một trong những cách tuyệt vời giúp bạn luôn luôn giữ cho dây thanh ẩm và có chất nhầy loãng. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên dùng caffein vì chúng có tính khử nước thay vì tạo nước và chỉ khiến bạn thêm khô cổ họng hơn mà thôi.
Trong trường hợp vẫn muốn uống cà phê, bạn nên uống từng chút một và phải uống nhiều nước sau đó. Tuy nhiên, cách tốt nhất là bạn nên hạn chế tối đa uống cà phê. Ngoài ra, hãy giữ cho môi trường xung quanh không bị khô và độ ẩm đạt 30%.