Sáng ngày 5/5, cháu Tạ Thu Hiền, sinh ngày 27/2/2016 (xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) được gia đình đưa đến trạm y tế xã Nguyễn Trãi để tiêm chủng. Sau khi khám phân loại, bác sĩ tiến hành tiêm chủng loại vắc xin Quinvaxem 5 trong 1 (loại vắc xin của Hàn Quốc). Theo dõi sau tiêm 30 phút, cháu bé không có biểu hiện bất thường nên các y, bác sĩ đã cho cháu bé về nhà.
Gia đình cho biết, đến 14h30 phút cùng ngày cháu Hiền có biểu hiện sốt cao 38 – 39 độ C, nóng liên tục kèm theo ho húng hắng, ho khan, bú được nên đã được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa Thường Tín cấp cứu. Sau khi kiểm tra, theo dõi, thấy cháu bình thường trở lại nên bệnh viện cho về nhà.
Khoảng 19h30, cháu có biểu hiện thở nhanh, khó thở tăng dần nên gia đình tiếp tục đưa cháu vào viện. Tại đây, cháu được chuẩn đoán suy hô hấp, viêm phổi. 15 phút sau, cháu được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, nhưng sau đó đã không qua khỏi. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem.
Trạm y tế nơi tiêm chủng cho cháu bé |
Ông Lê Phúc Việt – GĐ Trung tâm Y tế huyện Thường Tín thông tin: Trung tâm cũng đã có báo cáo gửi Sở Y tế Hà Nội, Cục Y tế dự phòng và các cơ quan chuyên môn để phối hợp tìm hiểu, xác minh nguyên nhân vụ việc.
Đầu năm nay, đã có không ít trường hợp trẻ tử vong sau khi tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem.
Hôm 10/3, vợ chồng anh Nguyễn Công Hậu (32 tuổi, trú xã Tây Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) đưa con gái của mình là Nguyễn Thị Yến Như (2 tháng 8 ngày tuổi) đi tiêm chủng định kỳ theo lịch tiêm chủng mở rộng định kỳ tại Trạm y tế xã Tây Thành.
Sau khi được khám sàng lọc, cháu Như được tiêm vắc xi Quinvaxem. Khoảng ít phút tiếp tục được uống 2 giọt vacxin OPV phòng bại liệt. Sau khi xong việc, hai vợ chồng anh Hậu cùng con gái ngồi chờ 30 phút để theo dõi tình hình sức khỏe của bé Yến Như nhưng không có dấu hiệu gì bất thường nên đưa cháu về nhà.
Khi về đến nhà, cháu Như đi ngủ. Đến khoảng 15h chiều cùng ngày, gia đình đánh thức cháu dậy thì thấy chân tay tím tái, khó thở nhưng chỉ nghĩ là do thiếu ngủ nên không để ý.
Chị Phạm Thị Mây (34 tuổi, vợ anh Hậu) cho biết, sau khi thấy cháu Yến Như liên tục xuất hiện những dấu hiệu khó thở mà không giảm, đến 17h30 chiều cùng ngày, hai vợ chồng chị Mây mới vội vàng mang bé Yến Như xuống trạm y tế xã để khám. Sau khi được bác sỹ Thành khám và cho biết tình trạng của cháu đã nặng nên đã gọi xe và đưa cháu vào Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cấp cứu.
Tại đây, sau khi được các bác sỹ tích cực cứu chữa, đến khoảng 2h rạng sáng 12/3 thì cháu Yến Như tử vong.
Sau đó, nguyên nhân dẫn đến việc cháu Yến Như tử vong đã được Sở Y tế Nghệ An kết luận là do suy hô hấp không phục hồi, tăng áp phổi nguyên phát, sau tiêm vacxin Quinvaxem và uống vacxin bại liệt OPV 42 giờ.
Trước đó chỉ vài ngày, ngày 6/3, E.H.M.T. (4 tháng rưỡi tuổi, ngụ xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) được đưa đến trạm y tế xã Thạnh Phú để tiêm mũi 2, văcxin 5 trong 1 (Quinvaxem). Sau khi tiêm, bé được cho về nhà và vẫn bú bình thường.
Tuy nhiên, đến khoảng 13g chiều cùng ngày, bé khóc thét, tím tái nên người nhà đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Cửu cấp cứu.
Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành bóp bóng, cho thở oxy rồi chuyển bé lên Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai nhưng bé đã tử vong trước khi nhập viện.
Tại sao thu hồi vắc xin bại liệt đường uống OPV? (Xã hội) - (Phunutoday) - Toàn bộ vắc xin bại liệt đường uống OPV tại Việt Nam đã bị thu hồi và tiêu hủy khẩn cấp để thay thế bằng vắc xin khác. |