Cơ thể trẻ đang trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển, nếu không đảm bảo giấc ngủ sẽ gây tác hại không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Bạn cần nắm bắt đúng nguyên nhân để kịp thời giúp bé cải thiện tình hình.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không chịu ngủ
Trong thời gian mang thai nếu mẹ ngủ ít cũng sẽ có liên quan đến hiện tượng trẻ sơ sinh ít ngủ sau khi chào đời. Khi mẹ luôn hoạt động, em bé trong bụng cũng sẽ bị kích thích hoặc tỉnh giấc trong khi ngủ, thời gian lâu ngày dễ hình thành thói quen ngay từ trong bụng mẹ, sau khi sinh, trẻ có xu hướng không thích ngủ hoặc rất khó để đi vào giấc ngủ.
Mặt khác, với trẻ sơ sinh còn quá nhỏ, mẹ cần đảm bảo chế độ bú mớm, môi trường và mọi sinh hoạt hằng ngày đúng mức, nếu không cũng có thể khiến trẻ khó ngủ. Tốt nhất là cách 2 tiếng cho bé bú một lần, cho bé uống thêm nước một lượng thích hợp để hạn chế bị nhiệt cơ thể, nhiệt độ trong phòng phải thông thoáng, không “quấn” bé quá chặt và nóng vì thân nhiệt trẻ sơ sinh thường cao hơn người bình thường, nếu cơ thể trẻ nóng bức sẽ gây ra tình trạng trẻ không chịu ngủ yên giấc.
Với trẻ sơ sinh, sự tiếp xúc và vỗ về da thịt từ bố mẹ là nhu cầu cực kỳ quan trọng. |
Với trẻ sơ sinh, sự tiếp xúc và vỗ về da thịt từ bố mẹ là nhu cầu cực kỳ quan trọng. Khi nằm trong lòng bố mẹ, trẻ sẽ cảm thấy ấm áp và bình yên, vì vậy bố mẹ nên cố gắng đáp ứng nhu cầu tâm lý này cả trẻ. Tuy nhiên cần chú ý vẫn phải giữ chừng mực nhất định, nếu suốt ngày bồng bế bé trên tay, chỉ cần trẻ khóc là vội vàng dỗ dành, nhất là buổi tối bố mẹ thường ôm trẻ cho đến khi trẻ ngủ say mới dám rời đi v.v… lâu ngày sẽ dễ khiến trẻ hình thành thói quen ngủ không tốt.
Trẻ sơ sinh tuy còn nhỏ nhưng cũng cần nuôi dưỡng thói quen ngủ lành mạnh. Bố mẹ nên tập cho trẻ ngủ “độc lập” trên chiếc giường thoải mái, điều này không những giúp trẻ ngủ ngon, mà còn có lợi cho sự phát triển của tim, phổi, xương và tăng cường sức đề kháng. Nếu thường xuyên ôm trẻ ngủ sẽ dễ khiến trẻ ngủ không sâu, sau khi tỉnh dậy thường uể oải, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ, cơ thể không được thư giãn, tứ chi bị hạn chế hoạt động. Ngoài ra, bố mẹ ôm trẻ khi ngủ cũng gây bất lợi cho việc hấp thu oxi và trao đổi chất của trẻ, đồng thời còn cản trở hình thành thói quen sống độc lập về sau.
Chú trọng tư thế ngủ để giúp trẻ cải thiện chất lượng giấc ngủ
Nằm ngửa: Tư thế này có lợi cho sự phát triển bình thường và hài hòa về ngũ quan trên gương mặt của trẻ, giúp các cơ được thả lỏng, không tạo cảm giác “áp bức” cho các cơ quan trong cơ thể như tim, phổi, dạ dày, bàng quang v.v… Ngoài ra, cho trẻ nằm ngửa khi ngủ còn giúp bố mẹ trực tiếp quan sát được biểu hiện của trẻ. Tuy vậy, thong thường nếu trẻ vừa bú no thì tốt nhất không nên lập tức cho trẻ nằm ngủ ở tư thế này vì dễ khiến trẻ bị ọc sữa, có thể dẫn đến tình trạng viêm tai giữa phổ biến. Phương pháp chính xác là sau khi trẻ bú no, hãy bế trẻ ở tư thế tựa vào vai bạn, vỗ nhè nhẹ sau lưng trẻ khoảng 15 - 20 phút rồi mới chuẩn bị cho trẻ ngủ ở tư thế nằm ngửa.
Nằm nghiêng: Thông thường bạn sẽ được khuyên nên cho trẻ nằm nghiêng bên phải vì có lợi cho các cơ được thư giãn, giảm áp lực lên các cơ quan trong cơ thể, tăng động tác hít thở khi ngủ, thúc đẩy các dịch nhầy trong tai chảy ra ngoài, giảm nguy cơ vi khuẩn gây bệnh tích tụ bên trong. Tuy nhiên khuyết điểm của tư thế này là khó duy trì lâu với những trẻ có đặc điểm tay chân ngắn. Ngoài ra, nằm nghiêng một bên lâu ngày có thể khiến đầu và mặt bị mất đối xứng.
Sinh xong vội làm những điều sau sẽ hối hận cả đời (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Sản phụ sau sinh vẫn cần nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh làm việc nặng và nhất định không vội làm những điều sau. |