Cháu bé G.T.N. (dân tộc Mông, ở xã La Pan Tẩn, huyện Mường Khương, Hòa Bình) được đưa đến Trạm Y tế xã Phú Lão (huyện Lạc Thủy) để tiêm vắc-xin 5 trong 1 vào khoảng 8 giờ 30 phút ngày 4/12. Sau khi tiêm vắc-xin, cháu được theo dõi tại Trạm Y tế khoảng 1 tiếng, thấy không có vấn đề gì nên người thân đưa cháu bé về nhà.
Ngày 5/12, ông Nguyễn Văn Đang, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, xác nhận một bé trai 4 tháng tuổi đã tử vong sau khi tiêm vắc-xin tại Trạm Y tế xã Phú Lão.
"Đến khoảng 11 giờ cùng ngày, gia đình thấy cháu bé có biểu hiện quấy khóc, tím tái nên đã nhanh chóng đưa đến Trạm Y tế rồi chuyển xuống Trung tâm y tế huyện Lạc Thủy trong tình trạng bệnh tình đã nặng, không thể cứu chữa. Cháu tử vong vào khoảng 13 giờ 10 phút cùng ngày", ông Đang cho hay.
Nhận được thông tin sự việc, Trung tâm y tế huyện Lạc Thủy đã cử người đến Trạm Y tế kiểm tra quá trình tiêm vắc-xin có điều gì bất thường và đúng quy trình hay không.
Trao đổi với Vietnamnet, ông Nguyễn Văn Sửu, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai cho biết, các cơ quan chuyên môn của tỉnh đang phối hợp làm rõ nguyên nhân bé trai 4 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm vắc-xin 5 trong 1 ở trạm y tế xã.
Vắc xin Combe Five là vắc xin phối hợp phòng 5 bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan b và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hip do Ấn Độ sản xuất. Vắc xin này được Bộ Y tế cho phép sử dụng thay thế vắc xin Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng trên phạm vi toàn quốc từ tháng 12/2018 đến nay.
Theo ông Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ cho biết, khi tiêm bất cứ vắc xin nào, trẻ thường có phản ứng sốt, quấy khóc, da đỏ và đau... trong vòng 24h-48h tự khỏi.
Tuy nhiên có những trường hợp cơ thể gặp những phản ứng quá mẫn sẽ gây ra sốc phản vệ, nếu cấp cứu kịp thời sẽ qua khỏi. Với vắc xin ComBe Five, tỉ lệ bị sốc phản vệ có thể xảy ra là 20/1 triệu liều.
Hiện tại, Bộ Y tế đang bắt đầu thí điểm loại vắc xin 5 trong 1 mới có tên SII do Viện Huyết thanh Ấn Độ sản xuất tại 4 tỉnh, trong đó có 2 tỉnh miền Bắc. Sau khi triển khai ở quy mô nhỏ, Bộ Y tế sẽ tiến hành đánh giá, triển khai tiêm đại trà cuối năm 2019.