Cắt giảm khoản chi tiêu không cần thiết
Khi đề cập đến quản lý tài chính cá nhân, điều quan trọng nhất chính là biết cách kiểm soát các chi phí hằng tháng. Một trong những cách hiệu quả nhất chính là chi tiêu một cách thông minh, hợp lý bằng cách cắt giảm những khoản không cần thiết.
Để làm được điều đó, đầu tiên bạn phải thật khéo léo lên danh sách các hạng mục. Sắp xếp thứ tự ưu tiên các món đồ cần và không cần. Bạn hãy áp dụng cho mình các nguyên tắc như xây dựng ngân sách chi tiêu, giảm thời gian rảnh rỗi, ra quyết định chậm và mua những món đồ tốt có thời hạn sử dụng cao,...
Sau khi áp dụng xong, bạn sẽ thấy việc cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết sẽ rất quan trọng để quản lý tài chính cá nhân trong mọi thời điểm, đặc biệt là trong mùa dịch này.
Tận dụng chương trình khuyến mãi giảm giá
Để tiết kiệm chi phí sinh hoạt trong mùa dích bạn nên tận dụng những chương trình khuyến mại, những mặt hàng mua chung, mua nhiều sẽ được giảm giá sâu. Bạn có thể rủ thêm người thân, hàng xóm, bạn bè của mình mua chung để nhận được những ưu đãi đặc biệt này. Nhưng chương trình này sẽ giúp cho giá thành các sản phẩm mà bạn mua giảm xuống khá nhiều so với bình thường. Và điều này giúp bạn giảm được kha khá tiền tiêu.
Nên khống chế hạn mức cho từng khoản chi tiêu
Nếu như trước đây bạn chi tiêu thoải mái không cần phải suy nghĩ, tính toán so đo từng đồng, thì khi dịch bệnh đến bạn nên tập cách chi tiêu có cân nhắc. Sau khi nhận được lương, lúc này bạn cần đặt hạn mức cho từng khoản chi tiêu sao cho không vượt quá tổng thu nhập hàng tháng.
Bạn hãy nên khống chế các khoản chi tiêu của mình theo từng hạn mức. Vi dụ bạn khống chế chi tiêu cho tiền sinh hoạt phí gia đình 5 triệu thì bạn chỉ được tiêu trong phạm vi 5 -6 triệu đó. Trong số tiền này bạn định chi bao nhiêu cho tiền gạo, bao nhiều tiền thực phẩm rau xanh, tiền gia vị... Bạn nên liệt kê chi tiết từng hạng mục nó sẽ giúp bạn sẽ không vượt quá hạn mức chi tiêu đó để tiết kiệm tiền bạc.
Học cách quản lý tài chính chi tiết
Tự chủ về tài chính, nghe qua thì có vẻ đơn giản nhưng đối với một số người trẻ thì không phải ai cũng làm được. Điều này chứng tỏ bạn cần phải có kiến thức và kế hoạch rõ ràng.
Bạn chỉ cần áp dụng một số danh sách những điều cần làm như: tăng thu nhập, luyện tập thói quen chi tiêu hợp lý, nỗ lực trong công việc, đầu tư cá nhân, đa dạng hóa nguồn thu nhập, xây dựng mục tiêu tài chính lâu dài.