Dịch bùng phát nhiều vùng miền
Bệnh tay chân miệng là một bệnh do virut gây nên và có thể lây lan, các em nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng chính của loại bệnh này. Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1) cho biết, trong các tháng trước, số trẻ nhập viện vì tay chân miệng khoảng 30 đến 40 ca. Tuy nhiên, từ đầu tháng 8 đến nay, con số này tăng lên đáng kể. Đặc biệt, mấy ngày gần đây, mỗi ngày, có khoảng 80 trẻ đến khám vì bệnh này. Mỗi ngày, có khoảng 2 đến 3 trẻ bị nặng, phải hỗ trợ điều trị tích cực.
Theo bác sỹ, số ca nhập viện tăng vì tay chân miệng là do trẻ tựu trường, thời tiết thuận lợi cho virut phát triển. Tháng 9 chỉ là khởi điểm, tháng 10 và 11 mới là đỉnh điểm nên trong thời gian tới, số trẻ mắc tay chân miệng sẽ còn tăng.
Tại Đà Nẵng, từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận hơn 1.300 ca mắc tay chân miệng, tăng 65 % so với cùng kỳ năm ngoái, tập trung ở trẻ em dưới 5 tuổi. Và bệnh sốt xuất huyết cũng có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại phường Hòa Khánh Bắc và Hòa Khánh Nam của quận Liên Chiểu, phường Khê Trung quận Cẩm Lệ có nguy cơ bùng phát thành dịch trong thời gian tới.
Bác sỹ Nguyễn Tam Lãm, Trưởng khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm và Phát sinh sinh phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng TP Đà Nẵng cho biết: dự báo thời gian tới bệnh tay chân, miệng sẽ tiếp tục tăng vì đang vào đỉnh thứ 2 trong năm: “Với đặc thù, một năm có hai đỉnh. Đỉnh thứ nhất là tháng 3 đến tháng 5, đỉnh thứ hai là tháng 9 tới tháng 11. Như vậy đỉnh thứ nhất đã qua, và đây là bắt đầu có đỉnh dịch thứ hai, bệnh sẽ tăng lên rất cao. Đã biết bệnh tay, chân, miệng là bệnh lưu hành, cho nên ngành Y tế cũng đã tổ chức các biện pháp chủ động, triển khai ngay từ đầu năm”.
Dấu hiệu bị tay chân miệng ở trẻ |
Bệnh đơn giản, nhưng vẫn có nguy cơ tử vong
Lúc đầu, tay chân miệng không được chú ý lắm, cho đến khi có biến chứng và gây tử vong, căn bệnh này đột nhiên trở thành nỗi hãi hùng đối với các bậc phụ huynh có con nhỏ. Hãi hùng vì một căn bệnh chết người lại chưa có thuốc ngừa cũng như thuốc đặc trị. Bệnh lại có thể tái đi tái lại nhiều lần do có thể nhiễm nhiều chủng virus khác nhau. Thế nên khi trẻ chưa bệnh, cha mẹ nơm nớp lo trẻ bệnh. Trẻ bệnh rồi thì canh cánh nỗi lo biến chứng. Còn đã khỏi bệnh lại ám ảnh liệu có tái phát?
Thực ra, cũng cần biết rằng số trẻ bị biến chứng nặng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, số tử vong càng hiếm nên cha mẹ cũng không nên lo lắng thái quá. Chỉ cần hiểu biết đúng mực về căn bệnh này để phát hiện kịp thời và chăm sóc con đúng cách nếu chẳng may bé mắc bệnh.
Tuy nhiên, nếu trẻ sốt hơn 39 độ C và có những triệu chứng khác như bứt rứt, khó ngủ, quấy khóc hoặc ngủ li bì, thỉnh thoảng giật mình và giơ hai tay lên thì nên nghĩ đến tình trạng biến chứng ở trẻ và cần đưa đến bệnh viện kịp thời. Nếu để trễ từ 6 đến 12 tiếng, bệnh có thể trở nặng, trẻ lừ đừ, run chi, trợn mắt, rung giật cơ, tim nhanh, mạch nhanh, thở nhanh và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.
Phát hiện bệnh sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời thì trẻ dù có biến chứng nặng cũng có thể cứu được. Và điều may mắn nhất đến nay là khi được cứu, trẻ bị tay chân miệng không có di chứng nặng nề nào cho sự phát triển về sau.
Kinh hoàng công nghệ chế biến bò viên "siêu bẩn" từ thịt thối (Xã hội) - (Phunutoday) - Mỗi ngày, hàng trăm ký bò viên làm từ thịt gà nhập khẩu quá hạn nhào trộn với mỡ heo thối, vụn bò bẩn, bột sắn và các loại phụ gia Trung Quốc... |
Lộ ảnh cưới siêu lãng mạn của cặp đôi cầu hôn ở sân bay (Xã hội) - (Phunutoday) - Cặp đôi đang gây sốt cư dân mang với màn cầu hôn lãng mạn đã trải qua những khoảnh khắc đáng nhớ trên đảo Nam Du. |