Bố mẹ bất cẩn, con nguy kịch vì uống nhầm dầu hỏa, cồn, tro tàu

11:30, Thứ năm 22/10/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Sự bất cẩn của cha mẹ khiến không ít trẻ nhỏ bị ngộ độc hóa chất phải nhập viện cấp cứu.

Uống nhầm dầu hỏa vì tưởng là nước

Ngày 9/10, Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận bé Nguyễn Văn L. (3 tuổi) trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội vì bị ngộ độc dầu hỏa.

Mẹ của bé cho hay, chai dầu hỏa được bà nội đựng vào lọ nước trà xanh 0 độ đã dùng từ trước. Khi mọi người không để ý, cháu bé đã mở nắp lấy uống. Đang làm bếp, thấy con khóc ho liên tục, chị chạy ra thì thấy cháu bé hơi nồng nặc mùi dầu hỏa. Chị vội vàng đưa con vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng ho nặng, miệng đầy hơi dầu hỏa. Dù cháu không có dấu hiệu ngộ độc nặng nhưng bác sĩ vẫn cho nhập viện để theo dõi tình trạng viêm phổi do hóa chất.

Trước đó vài ngày, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cũng cấp cứu cho một trường hợp uống nhầm dầu hỏa đựng trong chai lavie để tra vào đèn dầu bàn thờ. Cháu bé cũng phải nằm viện cả tuần điều trị ngộ độc do hóa chất.

Uống nhầm cồn vì tưởng nước muối

Chị Vũ Thị Mai vẫn chưa hết bàng hoàng kể lại câu chuyện bé Quỳnh Anh (4 tuổi), con gái của chị uống nhầm cồn. Chị Mai cho biết cháu bé có thói quen được mẹ cho súc miệng bằng nước muối sinh lý để diệt khuẩn trước khi đi ngủ. Mọi ngày, chị bận là bảo con vào lấy chai nước muối loại 0,5 lít để xúc miệng. Nhưng hôm đó chồng chị vừa nướng mực bằng cồn. Lọ còn dư anh để mặt bàn. Cháu Quỳnh Anh thấy thế tưởng lọ nước muối nên mở ra uống. Ngay lập tức cháu khóc ré lên.

Một em nhỏ phải điều trị tại khoa Tiêu hóa (BV Nhi Trung ương) vì ăn nhầm hóa chất tẩy bồn cầu. 

Vợ chồng chị Mai chạy từ bếp ra thì phát hiện cháu đã uống nhầm lọ cồn. Ngay sau đó, chị đưa con đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội. Rất may mắn cháu bị bỏng niêm mạc, không viêm phổi do hít phải cồn.

Nhỏ nhầm cồn vào mũi con vì tưởng nước muối sinh lý

Bệnh viện Bạch  Mai cho biết, vừa qua, Khoa Nhi tiếp nhận cháu Lê Vũ Ngọc K., 28 tháng tuổi, ở Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội bị ngộ độc cồn.

Do tiền sử cháu Ngọc K. bị hen phế quản nên thường được mẹ cho vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý Natriclorid 0,9% (chai 500ml) bằng cách hút vào xy lanh rồi bơm rửa mũi cho trẻ.

Tuy nhiên, do bất cẩn, mẹ bệnh nhi Ngọc K. đã hút nhầm cồn 90 độ để bơm rửa mũi trẻ. Mẹ bé K. cho biết, chị đã bơm khoảng 20ml vào mũi con. Sau khi nhỏ mũi, trẻ khóc nhiều kèm theo chảy nước mũi nhiều. Bé được mẹ gây nôn và cho rửa mũi nhiều lần nhưng không thấy đỡ nên sau 1 tiếng, mẹ bé K. cho trẻ nhập viện.

Sau khi thăm khám lâm sàng, trẻ tỉnh, không sốt, chảy nước mũi nhiều. Các bác sĩ Khoa Nhi đã hội chẩn với Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai và làm các xét nghiệm sơ bộ. Sau khi điều trị, đến nay sức khỏe của bé K. đã ổn định.

Bỏng thực quản do uống nhầm tro tàu

Theo lời người nhà bệnh nhi Phạm Thị Mai L. (4 tuổi, trú tại Đồng Tháp), hôm đó bé Mai L. theo mẹ đi ăn giỗ. Trong lúc mẹ bận phụ bếp, bé khát nước nên lại chỗ người lớn đang làm bánh ú, thấy chai đựng nước để trên bàn nên tự mở ra uống. Không ngờ trong chai nước là dung dịch tro tàu mà gia chủ của đám giỗ sử dụng để tạo độ dẻo và màu sắc cho bánh ú.

Bé L. nhập viện trong tình trạng bỏng thực quản độ II, chất kiềm đã ăn sâu vào thực quản hình thành sẹo, gây hẹp thực quản khiến bệnh nhân không nuốt được thức ăn. Loại dung dịch mà bé uống phải là nước tro tàu được sản xuất công nghiệp, chứa kiềm (KOH là chất ăn mòn).

BS. Hoàng Sơn cho biết, trước nguy cơ sẹo hẹp gây dính thực quản có thể khiến bệnh nhân tử vong do suy kiệt vì đau đớn và không ăn uống được, các bác sỹ đã phải tiến hành đặt stent nong thực quản. Tuy nhiên, việc điều trị được đánh giá rất khó khăn, nguy cơ sẹo gây tái hẹp có thể sẽ khiến bệnh nhân phải nong thực quản mỗi tháng một lần.

Viêm phổi vì uống nhầm dầu máy

Cách đây không lâu, bé Nguyễn Ngọc A. (4 tuổi, trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng phải cấp cứu tại khoa Nhi, BV Bạch Mai vì ngộ độc dầu máy khâu.

Theo bệnh án của bé Ngọc A., tối hôm trước xảy ra tai nạn, bố bé đi mua dầu máy khâu về để tra vào đồng hồ và đựng dung dịch này trong chai Lavie 500 ml. Bé Ngọc A. đi chơi về, khát nước thấy chai Lavie chứa dầu máy để trên bàn tưởng là nước liền mở ra uống. Bé mới uống được hai ngụm thì bố phát hiện được,móc họng nhằm tống chất lạ ra ngoài. Tuy nhiên sau đó, cháu A. bị ho nhiều hơn và phải nhập viện điều trị viêm phổi.

Theo BS. Nguyễn Thành Nam, Khoa Nhi, việc trẻ uống nhầm phải dầu máy khâu cực kỳ nguy hiểm. Khi trẻ uống và hít phải dầu máy sẽ dẫn đến tình trạng viêm phổi, thậm chí có thể dẫn đến hoại tử phổi nếu hít phải lượng lớn.

Tuyệt đối không đựng hóa chất trong vỏ chai nước

Bác sĩ Nguyễn Thành Nam, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, những tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày như các bệnh nhi trên không phải là hiếm gặp. Rất may những ca tai nạn này đều chưa gây hậu quả hiểm nguy bởi hóa chất đựng trong chai lọ chưa đến mức gây độc. Điều đó rất may mắn nhưng trên thực tế có không ít trường hợp đã tử vong, bỏng họng.

Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, BV Bạch Mai, đa phần tình huống xảy ra tai nạn thường do trẻ uống phải hóa chất do người lớn đựng trong chai nước giải khát. Mặc dù đã được khuyến cáo rất nhiều lần, tuy nhiên, chính sự bất cẩn, chủ quan của cha mẹ đã gây hại cho trẻ nhỏ. “Không nên tận dụng vỏ chai nước (Lavie, C2, O2…) để chứa các dung dịch hóa chất như dầu máy khâu, cồn, dầu hỏa… vì trẻ rất dễ nhầm là nước uống. Nếu tận dụng vỏ chai nước khoáng để đựng dung dịch thì phải ghi rõ loại hóa chất, không để trên bàn hoặc gần nơi để đồ uống và phải để xa tầm với của trẻ em”, BS. Dũng khuyến cáo.

Việc sơ cứu ban đầu với trẻ khi ngộ độc hóa chất cũng cần được lưu ý. Theo BS. Dũng, nhiều phụ huynh có quan niệm sai lầm khi cho rằng, nếu ngộ độc là phải làm mọi cách cho trẻ nôn ra hết sẽ hết độc. Nhất là với ngộ độc hóa chất ăn mòn mạnh như axit, base, xăng dầu…, thì việc gây nôn lại càng khiến hơi hóa chất có cơ hội tràn vào khí quản lần nữa làm tăng mức độ ngộ độc, gây bỏng thực quản, trẻ dễ bị viêm phổi.

Theo khuyến cáo của các bác sỹ nhi khoa, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu ngộ độc hóa chất như nôn, khó thở, hoảng loạn, chảy máu… phụ huynh cần trấn an để trẻ không sợ hãi, hợp tác để giúp tìm hiểu và xử trí chính xác. Hầu hết những trường hợp uống phải các chất tẩy rửa trong nhà như xà phòng tắm, dầu gội đầu, nước rửa bát, chỉ cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc sữa để pha loãng hóa chất, giảm kích thích niêm mạc.

Tuy nhiên, cho trẻ uống nhiều nhưng cần từ từ, tránh nôn sặc, theo dõi trẻ trong vòng vài giờ, giữ trẻ ở tư thế ngồi để dễ nôn tự nhiên. “Nếu sau khi sơ cấp cứu mà trẻ vẫn trong tình trạng khó thở, mạch đập bất thường, tụt huyết áp, ra nhiều mồ hôi cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để kịp thời điều trị”, BS. Dũng lưu ý.

Vừa ân ái với chồng xong, vợ tôi lại
Vừa ân ái với chồng xong, vợ tôi lại "yêu" hiệp 2 với gã hàng xóm
(Chia sẻ) - (Phunutoday) - Tôi phát sợ sự tham lam, nhu cầu lớn và cả thủ đoạn tinh vi của vợ mình. Sốc là cảm giác tôi trải qua khi biết vợ thường yêu hiệp 2 với hàng xóm.
Leo lên cửa sổ tầng 6 đòi tự tử để ép mẹ mua iPhone 6S
Leo lên cửa sổ tầng 6 đòi tự tử để ép mẹ mua iPhone 6S
(Xã hội) - (Phunutoday) - Để ép mẹ ruột phải mua cho mình chiếc iPhone 6S mà một thanh niên 22 tuổi đã trèo lên cửa sổ tầng 6 đòi tự tử.
Thiếu nữ 21 tuổi bất ngờ bị nổ tung bụng như phim kinh dị
Thiếu nữ 21 tuổi bất ngờ bị nổ tung bụng như phim kinh dị
(Khám phá) - (Phunutoday) - Căn bệnh đường ruột khiến bụng cô gái 21 tuổi bị nổ tung và thậm chí còn nhìn được cả dạ dày.
Những điểm khác giữa người giàu với người trung lưu, người nghèo
Những điểm khác giữa người giàu với người trung lưu, người nghèo
(Xi nhan) - (Phunutoday) - Nếu bạn muốn thành công và trở lên giàu có thì bạn hãy học cách suy nghĩ, hành động của họ.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Phương anh