Trước thực trạng rau phun thuốc trừ sâu, rau quả nhiễm độc từ Trung Quốc tuồn vào nước ta, nhiều người dân thành phố đã tự trồng rau theo mô hình tự cung tự cấp. Việc tự trồng rau ăn ở các thành phố lớn được xem là một cách để người dân tự bảo vệ mình khi trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều loại rau quả nhiễm độc. Thậm chí ngay cả các hệ thống siêu thị lớn, nguồn gốc thực phẩm cũng không được kiểm nghiệm một cách quy chuẩn và an toàn càng khiến người dân lo lắng.
Do đó, thay vì trồng cây cảnh, hoa tươi, nhiều chị em nội trợ chuyển sang trồng rau sạch với phương châm vừa sạch vừa tiết kiệm. Họ cũng tận dụng mọi chỗ có đất để trồng rau như ven đường, hoặc trồng trong thùng xốp kê bên vệ đường.
Nhưng một điều ít người có thể ngờ rằng, rau tự trồng ở các đô thị tưởng chừng an toàn, nhưng lại có nguy cơ nhiễm độc rất cao.
Theo đó, cách thức để người dân trồng rau cũng hết sức đơn giản, đó là dùng đất đổ đầy những thùng xốp sau đó gieo hạt giống và sau khoảng thời gian ngắn là đã có thể thu hoạch một lứa “rau sạch” được cho là an toàn tuyệt đối, không hề có thuốc trừ sâu hay kích thích.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, cách làm này chỉ thỏa mãn được tâm lý tự mình trồng và tự coi đó là rau an toàn hơn ở ngoài chợ,
Nhưng về thực chất loại tự trồng như cách của nhiều gia đình vẫn làm như trên ở các đô thị vẫn chưa phải là rau sạch và an toàn tuyệt đối.
Trao đổi với Báo Gia đình Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm – Đại học Bách Khoa) cho biết, với nguồn đất, nguồn nước nhiễm bẩn, ô nhiễm có thể mang theo các chất như lưu huỳnh, chì, thủy ngân… qua rễ lên thân rau sau khi tưới. Ngoài ra, nguồn nước bẩn còn là môi trường thuận lợi để các loại trứng giun, sán phát triển và kí sinh trong rau”.
Trồng rau bằng thùng xốp vẫn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm độc |
Bởi vậy, dù đã giải quyết phần nào mối nguy hại từ các loại rau quả ngậm độc trên thị trường cũng như xoa dịu phần nào nỗi lo lắng cho người dân, việc tự trồng rau cũng không thể là biện pháp lâu dài.
Theo PGS Thịnh, các loại rau có nguy cơ nhiễm hóa chất độc hại cao nhất đó là rau lá mềm, bản lá rộng và rau nào nhiều sâu như rau xà lách, rau cải, rau mùng tơi...
Đồng thời, ông Thịnh cho biết thêm: “Hiện thói quen ăn rau của người Việt Nam không tốt khi đa phần rau đã được nấu chín lên, khi đó chất dinh dưỡng trong rau xanh không còn đáng là bao.
Bởi vậy, nếu điều kiện cho phép người Việt Nam nên tăng cường ăn rau sống (những loại rau được khuyến cáo ăn như: xà lách, mướp đắng …) vì lượng chất dinh dưỡng cao gấp 10 lần rau đã qua chế biến. Bên cạnh đó sử dụng rau sống, sẽ tiết kiệm được kinh tế vì chỉ cần ăn một lượng rau sống nhỏ đã bằng ăn gấp 10 lần lượng rau củ qua đã qua chế biến”.
Tuy nhiên, PGS Thịnh cũng khẳng định, với điều kiện vệ sinh môi trường, nguồn nước của nước ta còn rất bất cập, tỷ lệ nguồn nước ô nhiễm còn cao, do vậy khiến cho việc ăn rau sống còn nhiều lo ngại, nếu không muốn nói là ăn sẽ sinh bệnh.
Rau quả tự trồng có thể nhiễm chì từ đất, nước tưới, khói bụi trong quá trình canh tác. Bởi thế, kể cả việc bạn tự trồng rau tại nhà mà đất trồng, nguồn nước không đảm bảo, rau bạn trồng vẫn có thể bị nhiễm chì.
Bởi vậy, dù đã giải quyết phần nào mối nguy hại từ các loại rau quả ngậm độc trên thị trường cũng như xoa dịu phần nào nỗi lo lắng cho người dân, việc tự trồng rau cũng không thể là biện pháp lâu dài. Vẫn cần có hành động quyết liệt từ phía các cơ quan quản lý trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe lâu dài cho người dân, thay vì để người dân tự vật lộn tìm cách bảo vệ mình như vậy.
Công nghệ nuôi lươn bằng… thuốc tránh thai (Xã hội) - (Phunutoday) - Chứng kiến chủ 1 trại nuôi lươn ở huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) cho lươn ăn thuốc tránh thai khiến chúng tôi ngẩn người. |
Phát hiện thêm 1 loại chất cấm mới trong chăn nuôi gây ung thư (Xã hội) - (Phunutoday) - Loại chất cấm mới này là vàng ô (VAT Yellow) chuyên dùng trong công nghiệp dệt, nhuộm, xây dựng…và có khả năng gây ung thư ở người. |
Chè ngấm độc gây chấn động dư luận (Xã hội) - (Phunutoday) - Bây giờ thì chè của Lâm Đồng - địa phương dẫn đầu Việt Nam về diện tích và sản lượng với gần 24.000 ha và 230.000 tấn mỗi năm. |