Bộ phận được ví như ‘trái tim thứ hai’, chăm sóc tốt sẽ gia tăng tuổi thọ

20:03, Thứ sáu 16/09/2022

( PHUNUTODAY ) - Bắp chân có kết nối với gan, não và tim tuy nhiên nhiều người chưa biết cách chăm sóc cho bộ phận này.

Bắp chân khỏe mạnh mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Giúp máu lưu thông và làm chậm quá trình lão hóa

Máu của con người chạy qua các động mạch và tĩnh mạch. Hoạt động của động mạch là quan trọng nhất để tim vận hành. Đối với tĩnh mạch, áp lực tạo ra do co cơ là một trong những động lực giúp máu lưu thông và sự trở lại của tĩnh mạch chân chủ yếu phụ thuộc vào sức co bóp của cơ bắp chân.

Theo BS Lý Triệu Huy, Phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc Tây An việc chăm sóc tốt cho bắp chân tương đương với việc bạn bổ sung thêm một chiếc "máy bơm" vào phần dưới của cơ thể, có thể giúp ích cho tim. Có câu nói, con người ta già đi trước khi đôi chân của họ già đi, và họ có thể sống lâu hơn nếu họ có sức mạnh ở đôi chân của mình.

Người trung niên và cao tuổi là nhóm có nguy cơ cao mắc các bệnh về chân, cần đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe cho đôi chân.

Bắp chân là “bức tường chịu lực”

Bắp chân được ví như bức tường chịu lực của cơ thể con người bởi bất kỳ vận động nào, kể cả đứng và đi đều không thể tách rời hoạt động co bóp của cơ bắp chân. Có thể nói, hơn một nửa các hoạt động và tiêu hao năng lượng trong cuộc sống của một người đều do bắp chân hoàn thành. Người cao tuổi dễ ngã có mối liên quan lớn đến chức năng của bắp chân bị giảm sút.

Bắp chân là “huyết mạch giao thông”

50% dây thần kinh, mạch máu và máu của cơ thể con người nằm ở chân. Ngoài ra, còn có hơn 60 huyệt đạo trên bắp chân, 6 kinh mạch quan trọng là 3 kinh mạch dương và 3 kinh mạch âm của bàn chân cũng đi qua bắp chân.

Bắp chân là “trung tâm sức khỏe”

Bắp chân đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe, phòng và chữa bệnh. Một mặt, bắp chân có nhiều kinh lạc, huyệt đạo nên xoa bóp bắp chân thường xuyên cũng giống như xoa bóp nội tạng.

Mặt khác, bắp chân có thể "uống thuốc", vì vùng da sau tai giữa và sau lưng mỏng nhất, còn da bắp chân mỏng đứng thứ 3 nhưng lại có diện tích lớn hơn và nhiều mạch máu hơn, thích hợp hơn để ngâm trong nước thuốc, hiệu quả chăm sóc sức khỏe tốt.

Bắp chân là “vùng phản chiếu bệnh tật”

Có nhiều bệnh thể hiện ở bắp chân. Chẳng hạn bắp chân bị chuột rút có thể liên quan đến thiếu canxi; Bắp chân sưng tấy chứng tỏ tạng phủ bị bệnh; Chân lạnh có nghĩa là cơ thể bị thiếu chất. Việc phát hiện kịp thời các triệu chứng có lợi cho việc phòng ngừa và điều trị bệnh sớm.

3 bài tập cho bắp chân khỏe mạnh

Đi bộ bằng các ngón chân

Bạn cầm mỗi tay một quả tạ nặng, đặt thẳng hai bên hông. Kiễng chân lên và đi về phía trước khoảng từ 60s. Hãy đảm bảo rằng bạn đứng cao khi thực hiện động tác này. Khi tập hãy chọn cho mình quả tả nặng nhất mà bạn có thể cầm mà không cảm thấy đau nhức, khó chịu. Nếu cảm thấy có thể kéo dài hơn một phút, điều này chứng tỏ trọng lượng đè lên ngón chân của bạn chưa đủ. Hãy dùng quả tạ nặng hơn trong lần tập tiếp theo và hãy tập 3 lần mỗi ngày.

Động tác này không chỉ xây dựng sức mạnh cơ bắp chân mà còn cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn.

Bài tập nâng bắp chân lệch tâm

Bạn có thể đứng trên bậc thang, hoặc sử dụng những vật dụng có thể giúp bạn đứng lên cao hơn so với mặt đất khoảng vài inch. Đứng bằng 1/2 bàn chân tính từ đầu ngón chân, buông thõng gót chân ra ngoài. Nếu chưa quen, bạn có thể bám vào tường hoặc sử dụng dây để giữ thăng bằng. Sau đó có thể sử dụng tạ để tăng trọng lượng, thêm thử thách cho bài tập. Đầu tiên, hãy kiễng gót chân lên, giữ thăng bằng bằng các ngón chân. Đếm thật chậm trong vòng 10s rồi hạ gót chân xuống bằng với mũi chân. Tiếp tục đẩy cơ thể lên bằng động tác này. Thực hiện 3 hiệp 15 lần mỗi ngày để đem lại hiệu quả.

Động tác này sẽ giúp kéo căng và tăng cường cơ bắp.

Bật nhảy ngồi xổm

Đứng thẳng, bước chân sang ngang với độ rộng bằng vai, các ngón chân hướng ra ngoài. Chắp tay trước ngực. Đưa hông ra sau, gập đầu gối để có thể ngồi xổm càng thấp càng tốt. Sau đó, hãy bật nhảy càng cao càng tốt đồng thời đánh tay về phía sau tạo với thân người góc 45 độ. Tiếp đất nhẹ nhàng. Hãy cố định vị trí và duy trì kiểm soát cử động, tiếp đất nhẹ nhàng sau mỗi lần nhảy. Thực hiện 3 hiệp 15 lần mỗi ngày.

Bài tập giúp xây dựng sức mạnh cơ bằng cách căng cơ sau mỗi lần bật nhảy. Giúp tăng cường chức năng tim mạch.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Trần Thu Thủy