Dành 5 giây quan sát nước tiểu vào buổi sáng biết ngay thận tốt hay không: Thấy 3 thứ này cảnh báo "trọng bệnh"

07:00, Thứ năm 06/01/2022

( PHUNUTODAY ) - Thông qua việc đi tiểu có rất nhiều bệnh tật có thể được phát hiện, thậm chí bao gồm cả bệnh ung thư

Đi tiểu đều đặn mỗi sáng là thói quen cần thiết để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Bởi sau một đêm ngủ, cơ thể đã trải qua quá trình tiêu hóa và hấp thụ. Lúc này chất độc và rác thải của cơ thể đã tích tụ trong thận, cần được đào thải ra ngoài kịp thời vào buổi sáng.

Thông qua việc đi tiểu có rất nhiều bệnh tật có thể được phát hiện, thậm chí bao gồm cả bệnh ung thư.

Nếu bạn phát hiện 3 điểm bất thường này khi đi tiểu vào buổi sáng thì có thể là tế bào ung thư đã xuất hiện, bạn cần đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời!

3 "thứ" xuất hiện khi đi tiểu là dấu hiệu của ung thư

Di-tieu-nhieu

Thấy xuất hiện máu khi đi tiểu

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, một trong những dấu hiệu sớm nhất của ung thư bàng quang đó là xuất hiện máu trong nước tiểu. Tiểu ra máu sẽ khiến cho nước tiểu chuyển màu sang màu hồng hoặc đỏ sẫm.

Tiểu ra máu đôi khi chỉ xuất hiện một lần rồi biến mất, nhưng chắc chắn triệu chứng này sẽ lặp lại nếu như bệnh nhân mắc ung thư bàng quang. Thông thường, giai đoạn đầu của ung thư bàng quang gây chảy máu nhưng ít hoặc không gây đau nên thường bị bỏ qua. Ngoài tiểu ra máu, những dấu hiệu khác của ung thư bàng quang có thể là khó tiểu, đau lưng, chán ăn, sụt cân, cảm thấy mệt mỏi, đau xương...

Tuy nhiên cần lưu ý rằng không phải lúc nào tiểu ra máu cũng có nghĩa là bạn bị ung thư bàng quang. Nó cũng có thể xuất hiện do nhiễm trùng, các khối u lành tính, sỏi trong thận hoặc bàng quang... Để biết được nguyên nhân tiểu ra máu là gì thì việc quan trọng cần làm vẫn là đến bác sĩ kiểm tra.

Nước tiểu sủi bọt

Đối với một người khỏe mạnh bình thường, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt và không có bọt. Nếu bạn phát hiện thấy có bọt trong nước tiểu và màu trở nên sẫm hơn khi thức dậy vào buổi sáng, đây có thể là dấu hiệu chức năng thận bị tổn thương, hoặc cũng có thể là dấu hiệu của ung thư thận.

Theo các chuyên gia, ung thư thận sẽ làm mất các protein trong cơ thể do ảnh hưởng của sự phát triển của các tế bào ung thư. Lúc này hàm lượng protein trong nước tiểu sẽ tăng cao đột ngột, làm nước tiểu xuất hiện rất nhiều bọt.

Lần nào đi tiểu cũng thấy đau bụng dưới

Tiểu tiện là hình thức đào thải các chất thải ra khỏi cơ thể và để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đau phần bụng dưới trong thời gian dài, đặc biệt đau khi đi tiểu, tiểu không thoải mái (không phải vì lý do sắp có kinh nguyệt) thì rất có thể tử cung có vấn đề.

Nguyên nhân gây đau vùng bụng dưới có thể là do u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, bệnh viêm vùng chậu và thậm chí là ung thư cổ tử cung. Để biết chính xác nguyên nhân gây đau, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám.

Sau khi thức dậy vào buổi sáng, quan sát nước tiểu là một trong những điều giúp chúng ta tự kiểm tra sức khỏe tại nhà. Phát hiện càng sớm thì bệnh tật càng được điều trị kịp thời. Để phòng tránh bệnh ung thư, ngay cả người trẻ cũng nên chú ý đến các dấu hiệu bất thường trên cơ thể của mình. Đồng thời hãy hình thành những thói quen sống tốt như tập thể dục, đi ngủ sớm, ăn nhiều rau xanh, hoa quả...

Màu nước tiểu như thế nào là bình thường?

Bình thường, nước tiểu có màu vàng nhạt đến màu hổ phách dậm nhờ sắc tố gọi là urochrome và độ pha loãng hoặc đậm đặc của nước tiểu. Màu nước tiểu bất thường có thể do thức ăn hoặc các tác dụng phụ của thuốc, đôi khi có thể do bạn bị mất nước, tổn thương ở hệ tiết niệu.

Màu sắc nước tiểu phản ánh điều gì?

Nhiều ảnh hưởng từ đồ ăn hay thuốc có thể khiến nước tiểu bạn chuyển sắc khác thường. Tuy nhiên, hiện tượng đó chỉ xuất hiện tạm thời hoặc ngắn hạn. Nếu hiện tượng đó diễn ra trong thời gian dài, đó có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh nào đó.

Nước tiểu màu cam

Nước tiểu màu cam có thể do các loại thuốc gây ra.

Bên cạnh đó, có một số bệnh lý khiến nước tiểu của bạn chuyển màu cam như

Ống mật hoặc gan, đặc biệt nếu phân của bạn cí màu nhạt hơnChế độ ăn uống có thể do ăn nhiều cà rốt do có carotene, vitaminn C, củ cải đường hoặc cây đại hoàng cũng có thể ảnh hưởng đến màu sắc nước tiểu

Nước tiểu trong suốt

Nước tiểu trong suốt cho thấy bạn đã uống nhiều nước hơn bình thường. Nhu cầu nước hàng ngày là 1.5 - 2 lít nước. Mặc dù uống nhiều nước là tốt nhưng uống quá nhiều có thể làm cơ thể mất đi các chất điện giải. Chỉ thỉnh thoảng nước tiểu trong suốt thì không cần phải lo lắng. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì bạn cần cắt giảm lượng nước uống hàng ngày. Một khi mình không uống quá nhiều nước nhưng nước tiểu vẫn rất nhiều và không màu thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh đái tháo nhạt. Bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán kỹ càng hơn.

Nước tiểu vàng sậm

Nếu màu nước tiểu có màu sậm hơn bình thường, có thể là do bạn bị mất nước. Khi không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết, các chất trong nước tiểu có thể trở nên cô đặc hơn. Tình trạng này thường thấy khi lấy nước tiểu đầu tiên vào buổi sáng. Nguyên nhân có thể do chúng ta tạm thời hạn chế nước qua đêm. Màu sắc của nước tiểu có thể cải thiện ngay khi uống đủ nước

Nước tiểu có màu đỏ hoặc màu hồng

Tình trạng này xảy ra có thể do một số nguyên nhân như:

Chấn thương

Tắc nghẽn hệ tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Bệnh thận

Phi đại tiền liệt tuyến

Ung thư

Tiểu porphyria: một rối loạn di truyền hiếm gặp của các tế bào hồng cầu

Thiếu máu tán huyết, trong nước tiểu chưa hemoglobin niệu

Chấn thương cơ nghiêm trọng làm tăng myoglobin và chất này thải qua nước tiểu

Nước tiểu có màu đỏ là vấn đề cần quan tâm. Nó có thể là một dấu hiệu của một vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng. Bạn nên đến gặp và khám tại cơ sở y tế ngay lập tức.

Nước tiểu có màu xanh dương hoặc xanh lá

Đây là tình trạng rất hiếm khi xảy ra. Nguyên nhân có thể là:

Thuốc nhuộm thực phẩm có thể gây ra nước tiểu màu xanh lá cây. Thuốc nhuộm được sử dụng cho một số xét nghiệm chức năng thận và bàng quang có thể làm nước tiểu chuyển màu xanh.

Tình trạng bệnh như: tăng calci máu có tính gia đình lành tính, một số rối loạn di truyền hiếm gặp, đôi khi được gọi là hội chứng tã xanh bì trẻ rối loạn có nươc tiểu màu xanh

Biliverdin: khi có sự bất thường giữa đường mật và đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn Pseudomonas

Nước tiểu có màu nâu sẫm

Nguyên nhân có thể là:

Ăn một lượng lớn đậu tằm, đại hoàng hoặc lô hội có thể gây ra nước tiểu màu nâu sẫm

Tình trạng một số bệnh lý như gan, thận và nhiễm trùng đường tiết niệu

Chấn thương cơ do tập thể dục quá sức dẫn đến tổn thương thận

Màu sắc nước tiểu có thể là dấu hiệu chẩn đoán rất nhiều bệnh liên quan đến thận, hệ tiết niệu, gan. Trong một số trường hợp, bạn chỉ cần thay đổi lối sống là có thể khiến nước tiểu trở lại bình thường.

Tuy nhiên bạn cũng nên hỏi ý kiến các bác sĩ nếu tình trạng màu sắc nước tiểu bất thường kéo dài.

chia sẻ bài viết
Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link
Tác giả: Vũ Ngọc
Từ khóa: nước tiểu