Các cụ dạy, “Nam nhân nhìn vào tai, nữ nhân nhìn vào miệng”: 2 chỗ đấy nói lên điều gì?

( PHUNUTODAY ) - Các cụ dạy, “Nam nhân nhìn vào tai, nữ nhân nhìn vào miệng”: Hãy nói với con bạn câu nói này trước khi tìm bạn đời. Tại sao vậy?

Người xưa có câu “tướng tùy tâm sinh, tướng tùy tâm diệt”. Một người có nội tâm tốt thì tướng mạo cũng thay đổi theo chiều hướng tốt. Hãy nói với con bạn: “Nam nhân nhìn vào tai, nữ nhân nhìn vào miệng” trước khi tìm bạn đời

Yêu thì dễ, hôn nhân thì không dễ!

Hôn nhân so với tình yêu, con người cần có trách nhiệm hơn, nghiêm túc hơn và ít đi sự lãng mạn của phong hoa tuyết nguyệt lại nhiều thêm sự đơn điệu của nhu yếu phẩm hàng ngày. Ai cũng muốn có một cuộc hôn nhân trọn đời, hai người cùng bước đi trên một chặng đường dài đằng đẵng, hòa nhịp bước của nhau. Thế nhưng, có rất nhiều người, đã phải chịu đựng nhiều khó khăn vất vả, có một cuộc hôn nhân đầy sóng gió. Nếu chọn nhầm người, thì dù có cố gắng thế nào cũng chỉ là vô ích. Vì vậy, đứng trước hôn nhân, con người càng phải xem xét kỹ càng nhân phẩm cũng như tướng mạo của nửa kia của mình.

nam-nhan-nhin-tai-nu-nhan-nhin-mieng-1

Nam nhân nhìn vào tai

Cái bạn nhìn không phải là hình dạng của đôi tai, cũng không phải là kích thước của đôi tai mà là nhìn vào người đó xem liệu anh ấy có thể nghe lọt những gì bạn nói không? Liệu anh ấy có đủ kiên nhẫn để thỉnh thoảng lắng nghe những lời phàn nàn không?

Nếu kết hôn và để sống một cuộc sống tốt đẹp thì, ngàn vạn lần chớ chọn “người điếc”. Khi bạn nói chuyện với anh ấy, anh ấy trả lời bạn bằng “ừm” và “ah” là do không phải không lọt tai những gì bạn nói mà là không muốn giao tiếp với bạn nhiều hơn. Thậm chí trong nhà của hai người, tiếng kim rơi cũng có thể nghe thấy, sự yên tĩnh đến đáng sợ. Những ngày của hai người còn cô đơn hơn là ở một mình. Điều đó sẽ chỉ khiến bạn càng thêm nản lòng mà thôi!

Nữ nhân nhìn vào miệng

Có vài nữ nhân, trong miệng cất giấu thiện ý, nói chuyện khéo hiểu lòng người, làm cho mọi người cảm thấy thoải mái dễ chịu. Tuy vậy, có vài nữ nhân, trong miệng cất giấu sự nóng nảy, nói chuyện hùng hổ dọa người, luôn làm cho người ta không thể chịu đựng nổi.

Ý ở trong lời, chỉ cần há miệng sẽ bộc lộ rất nhiều vấn đề. Nhiều phụ nữ luôn tính toán xét nét và có cá tính sắc sảo; luôn phàn nàn và tiêu cực; nói chuyện chanh chua và có tính khí thất thường. Chung sống vợ chồng với những con người như vậy cuộc sống sẽ vô cùng ngột ngạt.

nam-nhan-nhin-tai-nu-nhan-nhin-mieng-2

Hơn nữa, trong thời cổ đại, người ta tin rằng người phụ nữ với cái miệng nhỏ anh đào đẹp hơn (so với miệng rộng). Do đó, phụ nữ có miệng rộng thời cổ đại không được ưa chuộng lắm. Có một quan niệm cho rằng “Nam thực như hổ – Nữ thực như miêu” miệng rộng có nghĩa là miệng to. Người xưa cho rằng miệng rộng có thể là người chỉ thích ăn ngon, ăn nhiều, vì vậy nếu người nam mà kết hôn với người phụ nữ có miệng rộng sẽ ảnh hưởng đến sự giàu sang và tài vận của gia đình đó.

Cũng có một ý nghĩa khác, cái miệng rộng có nghĩa là “cái miệng lớn”, và thích nói chuyện (buôn chuyện) qua lại với người khác, thích hỏi han đưa chuyện về tình hình nhà của người khác. Người như vậy sẽ dễ mang đến tai họa cho bản thân va gia đình. Theo thời gian, phước lành của gia đình sẽ dần trôi đi.

Quả vậy, câu nói “Đàn ông nhìn vào tai, phụ nữ nhìn vào miệng” có nội hàm vô cùng sâu sắc, thể hiện cái nhìn sâu sắc của người xưa về hôn nhân và gia đình.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn