Những lưu ý khi bị dị ứng mùa hè
- Thực hiện chống nắng tốt: làn da sẽ chịu ảnh hưởng lớn nếu thường xuyên tiếp xúc với ánh mặt trời. Ngoài gia tăng nguy cơ bị viêm da dị ứng bạn còn bị đe dọa bởi căn bệnh ung thư da nguy hiểm. Dùng kem chống nắng mọi lúc và có thêm mũ, áo che khi ra ngoài giúp làn da hạn chế tiếp xúc với tia UVB, UVA gây hại.
– Uống thật nhiều nước: để bù vào lượng nước thất thoát khỏi cơ thể do chảy nhiều mồ hôi, tiểu tiện,… Ngoài ra nước còn giúp các chất độc tích tụ trên da cũng như các bộ phận trong người dễ thoát ra ngoài hơn.
– Những ngày nắng nòng cần giúp cơ thể giải nhiệt nhiều hơn: thời tiết nóng bức khiến vi khuẩn trên da hoạt động mạnh dẫn đến viêm da, mẩn ngứa. Thêm vào đó là quá trinh sinh nhiệt tăng cao bên trong khiến da bị nổi nhiều mụn nhọt, mụn ngứa.nguyên nhân nhiễm virus hpv
- Bổ sung các loại thực phẩm giải nhiệt. Một thực đơn với các loại thực phẩm giải nhiệt sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe và thanh lọc cơ thể trong những ngày nắng. Giải nhiệt cơ thể không hề khó, bạn có thể ăn nhiều đậu hũ, uống nước dừa, pha nước cam, nấu canh bí đao, khổ qua hay củ cải,… mỗi ngày. Tránh uống cà phê, chất có cồn, hạn chế thức ăn nóng, có vị cay nhiều.
- Hạn chế dùng mỹ phẩm là cách hữu hiệu để đẩy nhanh quá trình chữa trị dị ứng mùa hè. Hơn nữa, Thời tiết nóng bức của mùa hè khiến cho da tăng tiết mồ hôi rất nhiều. Dùng các loại mỹ phẩm có thể khiến việc thoát mồ hôi gặp cản trở, có thể gây mẩn ngứa cũng như mụn.
Các phương pháp trị dứt điểm các loại dị ứng mùa hè phổ biến
1. Viêm da dị ứng
Về mùa hè thường gặp các tình trạng viêm da tiếp xúc kích ứng do côn trùng hoặc viêm da dị ứng do côn trùng đốt. Khi bị viêm da do tiếp xúc với côn trùng, da thường bị đỏ lên, ngứa, sau đó có thể xuất hiện một số mụn nước, mụn mủ nhỏ tại vùng da tiếp xúc.
Điều trị viêm da tiếp xúc do côn trùng thường dùng các loại kem kết hợp corticoid và kháng sinh như fucidin H, flucicort. Khi bị côn trùng đốt, da sẽ đỏ, sưng phù và ngứa nhiều. Điều trị dùng thuốc kem, mỡ corticoid nhẹ và vừa như hydrocortisone, betamethasone. Ngoài các dạng viêm da ở trên, còn gặp viêm da dị ứng thực vật - ánh sáng, nguyên nhân do tiếp xúc với một số loài thực vật sau đó phơi nhiễm với ánh nắng tạo thành phản ứng da với biểu hiện đầu tiên có thể hơi đỏ, ngứa sau khi tiếp xúc với cây cỏ, sau đó da trở nên sẫm màu và sạm da. Điều trị ở giai đoạn đầu thường dùng thuốc làm dịu da, mát da và kem corticoid nhẹ, sau đó kết hợp kem chống nắng.
2. Bệnh da do ánh nắng
Một số bệnh da có nguyên nhân do ánh nắng hoặc nặng lên khi đi ra nắng. Các bệnh da nhạy cảm ánh sáng như bệnh Luput ban đỏ hệ thống, Luput ban đỏ bán cấp và Luput ban đỏ dạng đĩa đều nặng lên vào mùa hè. Bệnh porphirin da và pellagra cũng tổn thương nặng hơn về mùa nắng. Một số bệnh gây ra do phơi nhiễm nhiều với ánh sáng mặt trời như bệnh sẩn ngứa đa dạng do ánh sáng, viêm da ánh sáng, khô da sắc tố đều nặng hơn trong mùa hè và tổn thương da thường xuất hiện ở các vùng da hở... Điều trị các bệnh này rất phức tạp nhưng nguyên tắc quan trọng là tránh nắng chủ động như đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang, kính râm, mặc đồ dài, kín, hoặc tránh nắng bằng các loại kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên. Ngoài ra, tùy cơ chế từng bệnh mà dùng các loại thuốc toàn thân phù hợp.
3. Bệnh viêm da, viêm nang lông do vi khuẩn
Thường gặp là các viêm da do tụ cầu, liên cầu như viêm nang lông, bệnh chốc, nhọt... Bệnh biểu hiện là các mụn mủ, kích thước vài milimet đến vài centimet, xung quanh có quầng da đỏ, đau nhức và có thể có biểu hiện toàn thân như sốt, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh. Điều trị với các trường hợp nhẹ thường chỉ cần dùng thuốc bôi tại chỗ như dung dịch màu sát khuẩn: castellani, milian, mỡ kháng sinh như fucidin, bactroban, fusidic acid... Trường hợp nặng có thể phải dùng kháng sinh đường uống. Các loại kháng sinh hay sử dụng là nhóm cephalosporin thế hệ I, II, oxacillin, cloxacillin...
4. Viêm da do virut
Một số bệnh da có nguyên nhân do virut như: virut Varicella zoster gây bệnh thủy đậu, zona; virut Herpes gây bệnh herpes; Enterovirus 71 và Coxsackievirus A16 gây bệnh tay - chân - miệng. Tổn thương thủy đậu là các mụn nước đơn độc, lõm giữa, rải rác toàn thân. Bệnh zona thường biểu hiện là chùm mụn nước mọc trên nền da đỏ phân bố theo đường đi của các dây thần kinh ngoại biên, kèm theo đau nhức nhiều. Điều trị thủy đậu và zona thường dùng các dung dịch thuốc màu như castellani, milian bôi tổn thương mụn nước. Có thể sử dụng kem ức chế virut như acyclovir bôi trong giai đoạn sớm. Điều trị toàn thân các bệnh da do virut có thể dùng thuốc kháng virut như acyclovir, valacyclovir, famciclovir... sử dụng thuốc hạ sốt giảm đau nếu người bệnh có sốt và đau nhức nhiều.
5. Dị ứng phấn hoa
Dị ứng phấn hoa là loại dị ứng đặc trưng của mùa Hè. Khi bị dị ứng phấn hoa, người bệnh có thể bị hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt hoặc trầm trọng hơn là hen suyễn. Để phòng tránh dị ứng phấn hoa, mọi người nên: Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đóng kín các cửa sổ để tránh các loại phấn hoa có thể bay vào nhà; Luôn tắm và rửa mặt, chân tay sạch sẽ sau khi đi ra ngoài về; Hạn chế ra ngoài vào buổi sáng sớm và chiều tối khi phấn hoa có nhiều trong không khí; Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh những ảnh hưởng từ phấn hoa có thể xảy tới.
6. Dị ứng kem chống nắng
Mùa Hè đến nhiều chị em lựa chọn kem chống nắng để bảo vệ làn da khỏi tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời. Tuy nhiên, nếu không lựa chọn kỹ kem chống nắng thì nhiều người có thể bị dị ứng kem chống nắng. Biểu hiện khi bị dị ứng kem chống nắng là: Vùng da bôi kem bị đỏ lên, mẩn ngứa. Khi có biểu hiện dị ứng kem chống nắng, Sau khi bôi bất kỳ loại kem chống nắng nào, nếu thấy da có biểu hiện khác thường thì ngừng bôi ngay lập tức và dùng vòi nước rửa mạnh để làm trôi đi lượng kem chống nắng đã bôi.