Cách ăn uống bảo vệ sức khỏe khi giao mùa

16:21, Chủ nhật 23/10/2016

( PHUNUTODAY ) - Giao mùa là thời điểm mà cơ thể chúng ta trở nên nhạy cảm hơn với môi trường và thời tiết. Chính vì vậy, thời kì chuyển mùa luôn là lúc mà chúng ta lo lắng cho sức khỏe cũng của mình nhất Để phòng bệnh trong thời điểm giao mùa hãy bắt đầu bằng việc thay đổi trong chế độ ăn uống hằng ngày.

Đừng để cơ thể khát nước

Trong thời điểm giao mùa muốn cho cơ thể luôn có sức đề kháng tốt, không thể vắng mặt thành phần của nước. Lượng nước cơ thể cần bổ sung mỗi ngày trung bình cần khoảng 8 ly, nhưng con số này có thể dao động phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, thói quen luyện tập... của chủ nhân.

87_13397965791

 Uống đầy đủ nước mỗi ngày

Bổ sung vitamin từ rau, củ, quả

Vitamin có vai trò giống như một chiếc áo giáp ngăn những loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh cho cơ thể. Vậy nên chẳng có lý do gì để bạn không thu nạp đa dạng các loại vitamin cho cơ thể qua nguồn thực phẩm phong phú từ rau xanh, trái cây đủ màu sắc và hương vị.

Thêm gia vị cay nóng cho món ăn

Những loại gia vị như tỏi, hành, gừng, quế,… không chỉ khiến cho món ăn trở nên dậy mùi thơm ngon mà xét dưới góc độ khoa học thì chúng còn có vô vàn lợi ích với sức khỏe.

Những công dụng rõ rệt dễ nhận thấy như là có khả năng làm ấm cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, phòng bệnh khi giao mùa.

Đặc biệt trong số các loại gia vị ấy thì tỏi được coi là “vua” của các loại gia vị vì nó còn có chứa những hợp chất “đánh bại” các tế bào ung thư nguy hiểm như ung thư da, ruột, vú và dạ dày.

Đông y còn sử dụng tỏi như một vị thuốc để điều hòa huyết áp, chống mất ngủ, giảm đau cho bệnh nhân viêm khớp…

Tăng cường thực phẩm giàu protein

Những thực phẩm giàu protein thường là những thực phẩm giàu kẽm như thịt trắng (thịt gia cầm, cá) và thịt đỏ nạc (thịt bò, cừu, lợn).

che-do-dinh-duong-cho-toc

 

Loại vi chất này giúp cho cơ thể hạn chế được nguy cơ mắc các chứng bệnh viêm nhiễm, vì nó có thể “chiến thắng” sự lây nhiễm vi khuẩn và vi rút từ môi trường bên ngoài vào cơ thể.

Omega 3 axit

Là một loại axit béo mà cơ thể con người không có khả năng tự tổng hợp phải thu nạp từ bên ngoài qua chế độ ăn uống. Nó tập trung nhiều trong các loại tinh dầu thực vật, mỡ cá, vitamin E.

Một nghiên cứu thuộc trường đại học Copenhagen tại Đan Mạch đã tiến hành nghiên cứu chất béo này có “ý nghĩa” thế nào với hệ miễn dịch của cơ thể. Kết quả cho thấy những người thường xuyên “kết bạn” với chất béo này trong chế độ ăn uống sẽ có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn so với những người khác. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là những ‘tín đồ” của chất béo omega 3 axit còn ít có nguy cơ đột ngụy đến 50% so với những người khác.

Sữa chua

Sữa chua với lợi thế là có chứa đến hàng triệu vi khuẩn sống nên rất có lợi cho sức khỏe tiêu hóa nói riêng và sức khỏe cơ thể nói chung. Theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học California - Hoa Kỳ thì những người có thói quen ăn 1 - 2 hũ sữa chua mỗi ngày sẽ hạn chế được thấp nhất nguy cơ gặp phải những rắc rối sức khỏe thời điểm giao mùa như cảm lạnh, cảm cúm, ho, khò khè.

tac-dung-cua-sua-chua-sua-chua-trai-cay

 

Ưu tiên các món dễ tiêu hóa

Những món ăn dễ tiêu hóa như súp, cháo, canh… giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, cũng là những món ăn làm tăng nhiệt cho cơ thể và rất thích hợp cho những ngày mùa thu.

Kết quả nghiên cứu của bác sĩ Stephen Rennard thuộc trường Đại học Nebraska, Mỹ cho biết nước súp gà giúp làm tan những chỗ sung huyết, phù nề, làm loãng dịch tiết và giảm tình trạng nghẹt mũi. Chất Cysteine còn có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu trong hoạt động miễn dịch. Đây chính là lý do vì sao bạn không nên lãng quên món súp gà trong thực đơn ăn uống khi giao mùa.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Phạm Đông
Từ khóa: