Cách chăm sóc cho người bị bệnh co thắt thực quản

( PHUNUTODAY ) - Chế độ ăn hợp lý, thức ăn mềm hoặc lỏng, dễ tiêu là những điều cần lưu ý đối với các những gia đình có người thân bị bệnh co thắt thực quản.

Biến chứng của bệnh

Ở một số trường hợp bệnh diễn biến chậm và âm thầm, bệnh nhân sống bình thường trong một thời gian dài. Một số khác bệnh diễn biến thành từng đợt. Bệnh nhân có thể bị tử vong đột ngột do phản xạ tim mạch hay dây X hoặc do ngạt thở vì trào ngược thức ăn vào khí quản. Nếu ở giai đoạn muộn và không được điều trị tốt, bệnh nhân có thể chết vì suy dinh dưỡng.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể có các biến chứng như: viêm loét thực quản; sẹo xơ gây chít hẹp thực thể thực quản; chèn ép khí quản, tĩnh mạch, tim... do đoạn thực quản giãn; viêm phổi, ápxe phổi do trào ngược thức ăn; ung thư hoá tại vùng viêm mãn tính của thực quản…

Hướng dẫn cách chăm sóc cho người bị co thắt thực quản

Với chế độ ăn: ăn thức ăn mềm hoặc lỏng, dễ tiêu. Nhai kỹ và nuốt từ từ. Bệnh nhân nên tự tìm lấy chế độ ăn thích hợp cho mình.

chao-mon-an-cho-nguoi-nieng-rang

Dùng thuốc: cho đến nay vẫn chưa có loại thuốc nào đưa lại hiệu quả điều trị triệt để cho bệnh co thắt tâm vị. Có thể dùng một số thuốc điều trị triệu chứng như: atropin, nitrit amyl... để mở cơ tâm vị, các thuốc trấn tĩnh dịu thần kinh để điều hoà các rối loạn giao cảm, các thuốc chống viêm và giảm xuất tiết niêm mạc thực quản...

Rửa thực quản: có thể rửa hàng ngày vào lúc 2 - 4 giờ sau khi ăn và trước khi ngủ để tránh hiện tượng đánh trống ngực và khó thở khi nằm.

Nong và thông thực quản: để tránh hiện tượng ứ đọng thức ăn ở thực quản.

Điều trị co thắt thực quản

Nếu chỉ thỉnh thoảng bị co thắt thực quản, có thể không cần điều trị. Mặc dù đau ngực đi kèm với co thắt thực quản có thể được báo động, nó có xu hướng biến mất trong vài phút. Chú ý đến những gì gây ra co thắt thực quản và cố gắng tránh những tình huống này.

Nếu co thắt thực quản làm cho khó ăn uống, bác sĩ có thể khuyên nên điều trị. Tùy chọn có thể bao gồm:

Kiểm soát các bệnh cơ bản. Các tình trạng như ợ nóng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra co thắt, và điều trị những bệnh này có thể làm giảm bớt khả năng xảy ra các triệu chứng co thắt thực quản. Điều trị các rối loạn tâm lý cơ bản, chẳng hạn như lo âu hay trầm cảm, cũng có thể giúp làm giảm co thắt thực quản.

cac-loai-thuoc-giam-co-da-day-1

Các loại thuốc giãn cơ. Bác sĩ có thể khuyên nên dùng thuốc để giúp thư giãn cơ và giảm mức độ nghiêm trọng của cơn co thắt. Thuốc giãn cơ có thể bao gồm thuốc nitrate, như isosorbide (Isordil), nifedipine (Procardia), diltiazem (Cardizem, Tiazac…) hoặc dicyclomin (Bentyl).

Thuốc chống trầm cảm kiểm soát cơn đau. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm ba vòng, như amitriptylin, imipramine (Tofranil) và trazodone để giảm đau.

Phẫu thuật. Trong trường hợp hiếm hoi, phẫu thuật có thể là một lựa chọn nếu phương pháp điều trị khác không thuyên giảm bệnh. Phẫu thuật lựa chọn là thủ thuật để làm cho các cơn co thắt thực quản yếu hơn bằng cách cắt một số cơ xảy ra co thắt.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link