Cách để tự kiểm tra để phát hiện sớm ung thư tinh hoàn

11:17, Thứ hai 29/06/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Dưới đây là những thông tin cần biết về căn bệnh liên quan đến hệ sinh sản của nam giới, theo LiveScience ngày 26.6.

Ung thư tinh hoàn là bệnh hiếm gặp thường được chẩn đoán ở nam giới từ 15 đến 34 tuổi. Dưới đây là những thông tin cần biết về căn bệnh liên quan đến hệ sinh sản của nam giới, theo LiveScience ngày 26.6.

ung thư tinh hoàn
Đau lưng là một trong những triệu chứng của ung thư tinh hoàn.

Triệu chứng

Nguyên nhân mắc bệnh ung thư tinh hoàn không rõ, nhưng những người có tiền sử gia đình mắc bệnh có nguy cơ cao hơn. Bất kỳ sự phát triển bất thường nào của tinh hoàn cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn. Những tình trạng bất thường bao gồm hội chứng Klinefelter - tình trạng không phân li nhiễm sắc thể, và cryptorchidism - tinh hoàn lạc chỗ.

Theo một nghiên cứu năm 2012 đăng trên tạp chí Cancer, nam giới hút cần sa có nguy cơ phát triển ung thư tinh hoàn gấp hai lần so với những người chưa bao giờ hút.

Ung thư tinh hoàn thường hình thành ở tinh hoàn và người mắc bệnh có thể nhận thấy những thay đổi nhất định trong bìu - nơi chứa tinh hoàn. Khi bị ung thư tinh hoàn, nam giới sẽ cảm thấy nặng nề ở bìu hoặc bìu chứa đầy chất lỏng. Ngoài ra, khối u có thể hình thành ở tinh hoàn, hoặc tinh hoàn có thể to hơn bình thường.

Một số người mắc bệnh có thể bị đau và nhức ở vùng bụng, lưng và sườn, kèm mệt mỏi, tiến sĩ William Huang, giáo sư về tiết niệu và là bác sĩ chuyên khoa tiết niệu tại Trung tâm Y khoa thuộc Đại học New York Langone (Mỹ).

Ông Huang cho biết: “Có ca bệnh ung thư tinh hoàn do hoóc môn, nam giới có thể thấy nhạy cảm ở ngực”.

Điều trị

Ung thư tinh hoàn có thể được điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm chiếm 96% hoặc cao hơn nếu ung thư tại chỗ, nghĩa là ung thư chưa lan tỏa; tỷ lệ sống sót sau 5 năm chiếm 73% nếu ung thư đã lan tỏa, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ.

Phương pháp điều trị đa dạng tùy thuộc vào loại ung thư và mức độ lan rộng. Đối với bệnh được phát hiện sớm và chỉ có ung thư một bên tinh hoàn, thì phương pháp điều trị thường là phẫu thuật.

Bệnh nhân có thể gắn tinh hoàn giả để thay thế tinh hoàn bị loại bỏ. Phẫu thuật này được thực hiện thông qua một vết mổ ở bụng, biến chứng trong phẫu thuật có thể dẫn đến khó xuất tinh nhưng không ảnh hưởng đến cương cứng.

Nếu là phương pháp xạ trị có thể gây ra mệt mỏi và vô sinh tạm thời. Còn hóa trị có thể gây buồn nôn, rụng tóc và vô sinh.
Chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và tập thể dục có thể giúp ích cho bệnh nhân trong quá chẩn đoán ung thư và quá trình điều trị.

Ngoài ra, bỏ hút thuốc và học quản lý căng thẳng có thể giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Phòng ngừa

Ung thư tinh hoàn khó phòng ngừa nhưng có thể chữa được nếu phát hiện sớm. Thường xuyên tự kiểm tra là cách dễ nhất để phát hiện bệnh.

Cách kiểm tra như sau: Dùng vòi sen ấm tắm để làm giãn bìu. Sau đó nhìn vào gương để tìm những dấu hiệu sưng bìu, theo Mayo Clinic.

Dùng ngón trỏ và ngón cái, kiểm tra bất kỳ bất thường hay sưng. Lặp lại quá trình này với tinh hoàn khác. Các tinh hoàn nên có hình bầu dục, mịn màng và săn chắc. Đừng lo lắng về sự khác biệt nhỏ về kích thước của hai tinh hoàn. Nếu cảm thấy không ổn, đừng ngần ngại gặp bác sĩ.

Căn bệnh chậm một giây có thể vô sinh cả đời
Căn bệnh chậm một giây có thể vô sinh cả đời
(Sức khỏe) - (Phunutoday) - Căn bệnh dưới đây vô cùng nguy hiểm, nếu chậm trễ có thể khiến bạn vô sinh.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link