Cách trình bày mâm ngũ quả đẹp và ý nghĩa

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Mâm ngũ quả ngày tết rất quan trọng thể hiện lòng thành kính với các bậc tổ tiên. Dưới đây là cách trình bày mâm ngũ quả đẹp, ý nghĩa nhất.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết

Mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa bao trùm là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, thể hiện lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên.

Mâm ngũ quả cúng ngày Tết cũng là yếu tố thể hiện thành quả làm việc của một năm. Ngoài ra, tùy ở những góc độ mâm ngũ quả còn có các ý nghĩa khác.

me
Mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa bao trùm là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, thể hiện lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên.

Có rất nhiều cách trình bày mầm ngũ quả đẹp và hợp phong thủy

Mâm ngũ quả ngày tết gồm 5 loại quả có 5 màu sắc khác nhau. Con số 5 thể hiện ước muốn của người Việt Nam mới sẽ đạt ngũ phúc lâm môn: Phú, quý, thọ, khang, ninh. 5 màu sắc thể hiện ý nghĩa nguồn của cải năm phương đưa về kính lên tổ tiên. Như nải chuối có màu xanh tượng trưng Đông phương, quả bưởi có màu vàng tượng trưng Trung phương, quả hồng có màu đỏ tượng trưng Nam phương, quả lê có màu trắng tượng trưng Tây phương và một loại quả có màu sẫm khác tượng trưng Bắc phương. Năm màu sắc này cũng tượng trưng ngũ hành trong vũ trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Con số 5 trong mâm ngũ quả còn thể hiện lịch sử tín ngưỡng dân tộc. Ví dụ, đạo Phật có ngũ giới, tức 5 điều quy định của đạo Phật. Đạo Lão với ngũ hành. Đạo Khổng là ngũ thường. Nguyên nhân chọn ngũ quả thay vì chọn các yếu tố khác bởi người xưa quan niệm hoa quả có nhiều hạt, múi, chùm. Điều này thể hiện mong ước sang năm mới sẽ sinh sôi phát triển cả trong sản xuất lẫn cuộc đời. 

Với các ý nghĩa trên nên khi trình bày mâm ngũ quả, người ta có những quy ước dân gian. Ví dụ, mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì. Số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả. Ví dụ, chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng là 15 hay 16 quả.

Chuẩn bị nguyên liệu trình bày mâm ngũ quả

Chuối xanh

Là loại quả chiếm vị trí quan trọng trong cách bày trí mâm ngũ quả. Chuối gần gũi với người dân Việt, đặc biệt với người dân miền Bắc, sự có mặt của lọai quả này không thể thiếu trong những ngày Tết.

Màu xanh của chuối biểu tượng cho mùa xuân, sự tinh túy của đất trời, mang ý nghĩa che chở bao bọc.

Phật thủ (bưởi )

Được đặt ở giữa mâm ngũ quả, loại quả này mang ý nghĩa cầu mong trời phật ban lộc, ban sự may mắn bình an nhân thế.

Đủ đủ, sung

Đây là hai thứ quả mà mọi người luôn muốn đặt lên bàn thờ gia tiên vào những ngày Tết, với mong muốn sự sung túc, đầy đủ sẽ đến với gia đình mình và tránh được sự khó khăn, bần hàn.

Cam, quýt chín, hồng, mận…

Mỗi loại quả tượng trưng cho các mùa khác nhau. Điều đó thể hiện sự mong muốn suốt năm gia đình sẽ được no đủ và hạnh phúc.

Cách trình bày mâm ngũ quả

Quả bưởi thường được “ôm” trong “vòng tay” của nải chuối, xung quanh là hồng, quýt , đào mận, sung đan xen vào nhau tạo thành hình tháp… Và mâm ngũ quả sẽ ý nghĩa nhất nếu có đầy đủ những loại quả tượng trưng cho mỗi điều mong ước khác nhau, tượng trưng cho trời đất và các mùa trong năm

Cách trình bày mâm ngũ quả miền Bắc:

Chuẩn bị: Chuối, bưởi, đào, hồng, quýt.

Trình bày: Cách trình bày truyền thống sẽ là nải chuối được đặt dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các trái cây khác. Quả bưởi đặt giữa nải chuối, xung quanh là hồng, quýt, đào bày đan xen vào nhau.

Cách trình bày mâm ngũ quả miền Nam

Chuẩn bị: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung.

Trình bày: Người ta thường chọn ba loại quả có hình dáng to và trọng lượng nặng là đu đủ, dừa, xoài đặt lên mâm trước để lấy thế. Sau đó, bày những quả khác chèn lên, để tạo thành một ngọn tháp.

Ý nghĩa một số loại quả trên mâm ngũ quả:

Lê: ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ

Lựu: nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống

Phật thủ: giống như bàn tay của Phật, chở che cho con người

Táo đỏ: có nghĩa là phú quý

Hồng, quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt

Thanh long: ý rồng mây gặp hội

Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn

Nải chuối: như bàn tay ngửa, hứng lấy nắng sương đọng thành quả ngọt và che chở, bảo bọc

Quả trứng gà: có hình trái đào tiên – lộc trời

Dừa: có âm tương tự như là “vừa,” có nghĩa là không thiếu

Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc

Đu đủ: mang đến sự đầy đủ thịnh vượng

Xoài: có âm na ná như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn.

Cách luộc gà cúng đẹp, không nứt, chín đều đêm giao thừa
Cách luộc gà cúng đẹp, không nứt, chín đều đêm giao thừa
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Cách luộc gà cúng không như gà luộc bình thường, bạn phải luộc sao cho gà phải chín đều, đẹp mắt mà không bị nứt. Cùng tham khảo các mẹo sau nhé.
Theo:  khoevadep.com.vn copy link